Bộ Y tế yêu cầu bảo đảm công tác xét nghiệm SARS-CoV-2

Tin y tế
06:00 PM 09/08/2021

Bộ Y tế vừa có văn bản khẩn gửi Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc bảo đảm công tác xét nghiệm SARS-CoV-2.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung mọi nguồn lực khoanh vùng, dập dịch, xử lý kịp thời, triệt để các ổ dịch, sẵn sàng đáp ứng tốt nhất trước diễn biến của dịch bệnh COVID-19, Bộ Y tế đã khẩn trương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch, mở rộng năng lực thực hiện xét nghiệm, tăng công suất xét nghiệm, huy động các cơ sở trong và ngoài ngành y tế tham gia thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2.

Đến nay, Việt Nam đã có 196 phòng xét nghiệm khẳng định và đã thực hiện xét nghiệm khoảng 20 triệu lượt người, phát hiện khoảng 200.000 ca dương tính với SARS-CoV-2. 

Bộ Y tế yêu cầu bảo đảm công tác xét nghiệm SARS-CoV-2 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Để tiếp tục duy trì, nâng cao năng lực và chất lượng xét nghiệm nhanh, đáp ứng công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh và sử dụng hiệu quả nguồn lực hiện có trong thời điểm nhiều tỉnh thành ghi nhận số ca COVID-19 tăng cao, Bộ Y tế đề nghị sở y tế đôn đốc các phòng xét nghiệm trên địa bàn quản lý, bao gồm cả các phòng xét nghiệm tuyến Trung ương trên địa bàn, phòng xét nghiệm thuộc các ngành khác báo cáo kết quả xét nghiệm, số mẫu lấy trong ngày, số lượng xét nghiệm Realtime RT-PCR, số lượng xét nghiệm nhanh kháng nguyên hàng ngày... và số liệu cộng dồn từ khi bắt đầu thực hiện đến thời điểm báo cáo để tổng hợp, báo cáo Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur theo quy định tại Quyết định số 3468/QĐ-BYT ngày 7/8/2020 của Bộ Y tế kèm theo “Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống COVID-19”.

Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur đôn đốc, tổng hợp số liệu xét nghiệm báo cáo hàng ngày và số liệu cộng dồn của các tỉnh theo phân vùng quản lý, báo cáo hàng ngày theo quy định.

Bộ Y tế cũng yêu cầu thủ trưởng các đơn vị tiếp tục rà soát, nâng cao năng lực xét nghiệm tại địa phương trên cơ sở sẵn sàng nguồn lực theo nguyên tắc 4 tại chỗ để chủ động triển khai xét nghiệm. Đồng thời, chỉ đạo các phòng xét nghiệm thường xuyên đánh giá việc thực hiện hoạt động xét nghiệm tại đơn vị mình theo các quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế, đảm bảo chất lượng xét nghiệm, kịp thời phục vụ công tác phòng, chống dịch.

Huyền My (T/h)
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.