“Bơm oxy cho DN Nội” thông qua những chỉ đạo chiến lược
Chỉ còn khoảng hơn 2 tuần nữa là năm 2022 khép lại. Dù đã có nhiều kết quả tích cực trong các tháng 10 và 11, nhưng dự báo khó khăn, thách thức của kinh tế thế giới và trong nước năm 2023 vẫn còn phức tạp, do vậy, những chỉ đạo điều hành của nền kinh tế quyết liệt là rất quan trọng lúc này tại.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/12/2022, VN-Index tăng 15,38 điểm (1,49%) lên 1.047,45 điểm, HNX-Index tăng 3,06 điểm (1,45%) đạt 213,59 điểm, UPCoM-Index tăng 0,35 điểm (0,49%) lên 71,48 điểm.
Những chỉ đạo điều hành để không tắc vốn cho nền kinh tế
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục nắm vững tình hình, diễn biến các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, nhu cầu vốn của doanh nghiệp, người dân, dự báo các khó khăn, rủi ro, có giải pháp hiệu quả. Thủ tướng yêu cầu điều hành chủ động, linh hoạt, không giật cục.
Để đảm bảo việc không tắc vốn cho nền kinh tế, Ngân hàng nhà nước trong tuần đã chính thức tăng chỉ tiêu tín dụng (hay còn gọi là room) cho toàn hệ thống thêm khoảng 1,5-2%. Theo các chuyên gia, động thái này đã giúp giải tỏa cơn khát vốn cho thị trường.
Nhiều doanh nghiệp bày tỏ phấn khởi sau thông tin này, nhất là vào thời điểm cuối năm, nhiều doanh nghiệp phải thanh toán hết nợ trước tết âm lịch, trả lương tháng 13 và kèm theo quà, tiền thưởng. Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm cần vốn để mua nguyên vật liệu, chuẩn bị sẵn để khởi động cho một năm mới.
Việc nới room không chỉ có tác dụng "bơm oxy cho doanh nghiệp", mà còn giúp tạo đà cho nền kinh tế được vận hành thuận lợi vào năm 2023, vì nếu, không khi hạn mức tín dụng được mở ra vào năm 2023, khi đó rất khó khởi động lại cỗ máy đã đứng bánh trong suốt một thời gian dài.
Các nhà phân tích ước tính là với mức nới room 1,5-2%, lượng tín dụng tăng thêm khoảng 200 nghìn tỷ đồng. Nhưng liệu điều này có gây áp lực đối với lạm phát, thanh khoản vào cuối năm hay không? Theo các chuyên gia kinh tế, việc nới room tác động không đáng kể đến lạm phát.
Do lượng vốn tăng thêm 200 nghìn tỷ đồng sẽ được hấp thụ nhanh và đáp ứng các nhu cầu thiết thực dự án, công trình dở dang, người mua nhà, các hợp đồng xuất nhập khẩu và các khoản nợ đến hạn. Ngoài ra, từ đầu năm, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ rất chặt chẽ, mặc dù không tăng nhiều về lãi suất điều hành nhưng cung tiền được quản lý chặt thông qua nhiều công cụ… và hiện đang có tín hiệu cho thấy áp lực lên lạm phát có xu hướng dịu lại.
Cũng ủng hộ việc nới room, tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời. Chỉ riêng tín dụng không thể giải quyết được khó khăn thanh khoản của nền kinh tế mà phải bằng nhiều biện pháp đồng bộ, bao gồm thúc đẩy giải ngân đầu tư công, tháo gỡ thị trường trái phiếu, doanh nghiệp, lấy lại niềm tin trên thị trường chứng khoán, gỡ khó cho doanh nghiệp bất động sản.
'Ông lớn' ngoại tăng vốn vào Việt Nam
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Hàn Quốc, sáng 6/12/2022, tại Seoul, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc tiếp ông Han Jong-hee, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Samsung Electronics.
Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Samsung Electronics cho biết tập đoàn đang có kế hoạch nâng vốn đầu tư của Samsung tại VN lên 20 tỷ USD trong thời gian tới. Hiện Samsung đang là nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) lớn nhất tại VN. Ngoài các nhà máy sản xuất, Trung tâm nghiên cứu và phát triển của tập đoàn này đang được xây dựng và chuẩn bị hoàn thành vào cuối năm nay. Người đại diện của Samsung cũng cho biết tập đoàn muốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực trẻ và mới, đẩy mạnh nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn.
Ngay từ đầu năm 2022, Samsung đã tăng thêm 920 triệu USD mở rộng dự án Samsung Electro-Mechanics VN tại Thái Nguyên, đưa tổng vốn của riêng dự án này lên gần 2,3 tỉ USD. Đây là nhà máy sản xuất mảng lưới bóng chíp bán dẫn và các linh kiện, phụ tùng cho các loại thiết bị viễn thông, thiết bị di động công nghệ cao và các loại sản phẩm điện và điện tử khác…
Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm này, ông Kwon Bong-seok, Phó chủ tịch, kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn LG, cho biết trong tương lai, tập đoàn sẽ đầu tư vào VN thêm 4 tỷ USD nữa với mong muốn tiếp tục hợp tác đầu tư tại VN trong nhiều lĩnh vực. Đưa VN là trung tâm sản xuất máy ảnh cho điện thoại trong tương lai…
CEO PGT Holdings ông Kakazu Shogo.
Chia sẻ thêm về góc nhìn dài hạn nhà đầu tư ngoại, CEO PGT Holdings ông Kakazu Shogo bày tỏ:
"Nền kinh tế và các cổ phiếu Việt Nam khi đã được chiết khấu một cách tương đối có thể trở thành một trong những điểm trú ẩn của dòng tiền. Đây cũng chính là lý do dòng tiền nước ngoài đã bắt đầu giải ngân dần trở lại. Khi nền kinh tế tiếp tục duy trì yếu tố tăng trưởng như vậy, với góc nhìn dài hạn hơn trong TTCK, đó vẫn là một cơ hội rất tuyệt vời ở thị trường Việt Nam".
Vốn FDI thực hiện tăng cao nhất nhiều năm
Với việc nhiều "ông lớn" ngoại vẫn đặt chân đến VN hoặc tiếp tục mở rộng đầu tư cho thấy VN vẫn là điểm thu hút vốn FDI. Đặc biệt, các tập đoàn có dòng vốn lớn, chất lượng cao hàng đầu thế giới đã xem VN như một trung tâm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của khu vực lẫn thế giới. Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) cho biết trước bối cảnh nền kinh tế toàn cầu gặp phải nhiều thách thức về địa chính trị, dòng vốn FDI của Nhật Bản trên thế giới chỉ tăng trưởng 3% vào năm 2021 và sau đó giảm phân nửa trong nửa đầu năm 2022.
Tuy nhiên, VN vẫn là đối tác hàng đầu về đầu tư của Nhật Bản khi dòng vốn này tăng hơn 59% vào năm 2021 và tăng tiếp 45% trong đầu năm 2022. Một cuộc khảo sát với hơn 1.700 công ty mẹ của DN Nhật Bản cho thấy VN xếp thứ 2 trong số các nước công ty Nhật muốn mở rộng đầu tư, sau Mỹ. Khảo sát của JETRO cho thấy 55% DN Nhật Bản tại VN đang có kế hoạch mở rộng hoạt động. Đây là con số cao nhất trong các nước ASEAN. Dòng vốn FDI từ Nhật Bản còn có kế hoạch tập trung nhiều hơn vào sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng tại VN thay vì tại Nhật Bản, Trung Quốc và các nước láng giềng ASEAN.
Quan sát khá kỹ "đường đi nước bước" của dòng vốn nước ngoài, TS Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, nhận xét: Không phải tự nhiên mà vốn FDI thực hiện tại VN trong 11 tháng đầu năm tăng mạnh và cao nhất trong vòng 11 tháng của 5 năm qua. Trong bối cảnh không ít quốc gia khu vực châu Á bị giảm vốn FDI vì nỗi lo suy thoái kinh tế, thị trường tiêu thụ giảm… thì vốn thực hiện tại VN tăng hơn 15% so cùng kỳ năm trước cho thấy các công ty FDI đã làm ăn ở VN cảm nhận thấy môi trường kinh doanh tại VN đang ủng hộ họ. Nhất là sau Covid-19 thì những động thái từ cấp lãnh đạo T.Ư đến các địa phương đều có chiến lược mời gọi và thu hút vốn ngoại khá cởi mở. Mặt tích cực dễ thấy nhất là các DN lớn này đã có niềm tin vào môi trường kinh doanh của VN và đặc biệt sự ổn định kinh tế vĩ mô cũng như các hỗ trợ từ Chính phủ.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
TS Phùng Đức Tùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Mekong, cũng cho rằng việc mở rộng đầu tư của các tập đoàn lớn là minh chứng cho một VN vẫn khá hấp dẫn nhà đầu tư ngoại. Các tập đoàn lớn tiếp tục mở rộng đầu tư có thể trong kế hoạch của họ trước đó, thậm chí, 2 năm đại dịch, nhiều dự án đầu tư nước ngoài bị chậm lại. Thế nên, việc tăng tốc mở rộng đầu tư vào VN tại thời điểm này là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, nếu nhìn thấy thị trường còn khó khăn, thường nhà đầu tư có thể hoãn việc mở rộng ngay. Ở đây, các dây chuyền sản xuất trị giá từ hàng triệu đến hàng trăm triệu USD được nhập khẩu về chứng tỏ nhà đầu tư có niềm tin vào môi trường đầu tư tại VN. Nói gì thì nói, chúng ta "thoát" khỏi dịch và phục hồi kinh tế rất sớm so với nhiều quốc gia khác và đó là điểm cộng cho VN trong thu hút vốn ngoại. Tuy nhiên, chuyên gia này cũng lưu ý là năm 2023 vẫn còn nhiều khó khăn. Nhiều nhà đầu tư tuy mở rộng đầu tư theo cam kết, theo kế hoạch nhưng sản lượng sản xuất xuất khẩu giảm.
Bên cạnh đó, TS Nguyễn Quốc Việt lưu ý rằng bên cạnh dòng vốn từ các tập đoàn lớn đầu tư mở rộng, cũng vì sốt ruột một số địa phương đã vội vã thu hút vốn FDI chất lượng chưa cao. "Nhìn vào vị thứ các lĩnh vực vốn FDI đang ưu tiên vào VN thì các lĩnh vực sử dụng nhân công nhiều và các lĩnh vực không phải chúng ta quá khuyến khích đầu tư. Phải chăng, DN ngoại vào VN vẫn chủ yếu tận dụng thị trường và nhân công, đầu vào giá rẻ như đất, điện nước… Cần xem xét khả năng lan tỏa, tác động tích cực từ dòng vốn ngoại đến các DN nội địa thế nào nữa. Trong nỗ lực thu hút FDI, liệu các địa phương đã tạo ra được môi trường đầu tư bình đẳng giữa cộng đồng DN trong và ngoài nước chưa. Đặc biệt, với các DN nhà nước được cổ phần hóa, DN ngoại mua lại DN trong nước, sự bình đẳng trong chính sách giữa DN nhà nước chuyển đổi sang DN FDI và DN tư nhân trong nước hiện nay thế nào?", TS Quốc Việt nói.
Tại TTCK khu vực Đông Nam Á, các chuyên gia nhận định sẽ hồi phục vào năm 2023
Trong báo cáo, các chuyên viên phân tích JPMorgan ((NYSE: JPM) là đơn vị hàng đầu trong dịch vụ tài chính, lĩnh vực ngân hàng đầu tư và quản lý tài sản.. ) nhận định "thị trường chứng khoán sẽ tăng mạnh rồi giảm mạnh, và cứ thế cho tới khi tạo đáy". Họ lý giải đà giảm mạnh xuất phát từ việc sức mua trên thị trường suy giảm trong bối cảnh thắt chặt tiền tệ, tiền tiết kiệm không còn dồi dào và lãi suất cao hơn.
Fed được dự báo nâng lãi suất lên 5% vào tháng 5/2023 và kinh tế Mỹ có thể suy thoái vào cuối năm 2023. Tuy nhiên, "thị trường cổ phiếu vẫn chưa phản ánh hoàn toàn khả năng suy thoái cho tới khi nó thực sự xảy ra", trích từ báo cáo của JPMorgan.
Các nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại như Singapore, Thái Lan, Việt Nam và Malaysia sẽ bị tác động bởi sự chậm lại của kinh tế toàn cầu và nhu cầu yếu hơn. Do đó Chứng khoán Đông Nam Á sẽ giảm vào đầu năm 2023 nhưng sẽ phục hồi mạnh vào 6 tháng cuối năm.
Cụ thể hóa những doanh nghiệp ngoại tại Việt Nam
PGT Holdings (HNX: PGT) là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối M&A bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.
Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Khép lại phiên giao dịch ngày 13/12/2022, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,100 VNĐ.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Báo cáo của Brand Finance chỉ ra, Việt Nam đang đạt kỳ tích mới khi trở thành quốc gia thuộc nhóm có giá trị thương hiệu tăng trưởng nhanh nhất thế giới.