"Bong bóng du lịch": Mô hình tương lai?

Tiêu dùng và Tiếp thị
04:46 PM 12/06/2020

Ngay cả khi nhiều chính phủ tại châu Á cảnh báo rằng đại dịch còn lâu mới kết thúc, nhiều người đã đề xuất ý tưởng "bong bóng du lịch", cho phép công dân đi lại giữa biên giới các quốc gia

    Anh Zulkarnain Muhamed sinh sống tại bang Johor Bahru của Malaysia, nhưng công việc thường ngày của anh lại ở bên kia biên giới, nhằm tận dụng mức lương cao hơn tại Singapore và chi phí sinh hoạt thấp hơn của thành phố phía nam Malaysia. Do lênh phong tỏa, anh Zulkarnain bị kẹt lại tại Singapore và buộc phải thuê một phòng khách sạn Singapore. Điều này đồng nghĩa rằng chi phí sinh hoạt bị tăng thêm khoảng 6.000 ringgit/tháng (1.380 USD). 

    Câu chuyện bị mắc kẹt của anh Zulkarnain chỉ là một ví dụ điển hình, minh hoạ cho thực tế rằng việc đóng cửa biên giới đã tàn phá nền kinh tế khắp châu Á cũng như thế giới như thế nào. Mới đây, một kiến nghị kêu gọi chính phủ Malaysia hợp tác với Singapore nhằm đưa ra một giải pháp cho phép mở cửa trở lại biên giới giữa hai nước, giúp người lao động có thể thoát khỏi tình trạng mắc kẹt, hiện đã có hơn 25.000 chữ ký.

    Nhiều chuyến bay tại sân bay quốc tế Taoyuan ở Đài Loan buộc phải hủy khi đại dịch COVID-19 bùng nổ.

    Ngay cả khi nhiều chính phủ tại châu Á cảnh báo rằng đại dịch còn lâu mới kết thúc, nhiều người đã đề xuất ý tưởng "bong bóng du lịch", cho phép công dân đi lại giữa biên giới các quốc gia với thời gian cách ly tối thiểu hoặc thậm chí không cần cách ly nếu người đó đến từ vùng đã kiểm soát được dịch bệnh.

    Việc áp dụng “bong bóng du lịch” này đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo các quốc gia. Một ví dụ ban đầu việc thiết lập “bong bóng du lịch” là việc mở cửa giữa Trung Quốc và Hàn Quốc vào ngày 1/5 vừa qua. Cụ thể, người dân giữa hai quốc gia này được phép nhập cảnh vào lãnh thổ của nhau sau khi trải qua một cuộc kiểm dịch ngắn và ít nhất một xét nghiệm cho kết quả âm tính tại mỗi quốc gia. 

    Sau khi chính sách này được thông qua, Phó chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Jae-yong đã hoàn tất các thủ tục đến thăm một nhà máy tại Trung Quốc. Sau chuyến thăm của ông Lee, hai chính phủ đang đàm phán mở rộng chương trình nói trên.

    Trung Quốc và Hàn Quốc không phải là những quốc gia duy nhất muốn thúc đẩy nhanh việc mở cửa quốc gia. Đầu tháng 6 vừa qua, một nhóm chuyên gia tư vấn giữa Australia và New Zealand đã lên kế hoạch mở cửa biên giới giữa hai nước. Singapore đang thảo luận với một số quốc gia trong khu vực, cũng như các quốc gia khác nhau như Canada và Hàn Quốc về việc mở cửa biên giới và cho phép người dân nhập cảnh một cách dễ dàng hơn.

    Mới đây, chính phủ của Thủ tướng Lý Hiển Long đã công bố một thỏa thuận với Trung Quốc nhằm mở đường cho một "làn đường nhanh" cho người dân hai nước, kế hoạch này sẽ được áp dụng trong tháng 6. "Chúng tôi phải giữ cho mình kết nối với thế giới này - sự sống còn của chúng tôi phụ thuộc vào điều này", Gabriel Lim, thư ký thường trực của Singapore về thương mại và công nghiệp chia sẻ.

    "Bong bóng du lịch" là gì?

    Thuật ngữ "bong bóng du lịch" xuất hiện trong khuôn khổ thảo luận về khôi phục ngành du lịch giữa Australia và New Zealand. Hai nước này đã tính phương án mở cửa biên giới giữa hai nước, nhằm tạo ra một "hành lang du lịch" hoặc còn gọi là "bong bóng du lịch". Kênh CNN của Mỹ cho rằng đây sẽ là mô hình của tương lai, tức sẽ được quốc gia khác học hỏi và xem đây như cách khôi phục dần ngành du lịch.


    Việt Nam cần sớm quảng bá xúc tiến hình ảnh, định vị một Việt Nam “Thiên đường an toàn”.

    Liên quan đến việc mở cửa thị trường của các quốc gia, bà Rebecca Fatima Sta Maria, giám đốc điều hành của ban thư ký APEC cho rằng "Các thành viên của APEC nhận thấy giá trị của việc đưa nền kinh tế của họ trở lại đúng hướng. Việc này chắc chắn sẽ không thể giống hoàn toàn như trước khi dịch bùng phát, nhưng không có quốc gia nào lại không muốn mở cửa trở lại.”

    Một vùng lãnh thổ quan trọng khác trong kỷ nguyên du lịch thời hậu COVID-19 có thể là Đài Loan. Mặc dù vùng lãnh thổ này đã được ca ngợi vì việc kiểm soát tốt COVID-19, nhưng thực trạng ngành du lịch tại hòn đảo này cũng nghiệt ngã như bất cứ nơi nào. 

    Sáu công ty du lịch niêm yết công khai đã báo cáo rằng doanh thu trong tháng 4 của họ giảm 95% so với cùng kỳ năm 2019. Khách sạn Mandarin Oriental Đài Bắc tuyên bố đã buộc phải tạm thời ngừng hoạt động và sa thải khoảng 200 công nhân.


    Các cửa hàng đóng cửa ở quận Asakusa của Tokyo. Thông thường, khu vực này rất đông khách du lịch.

    Trong bối cảnh đó, ngay khi một số quốc gia rậm rịch thông qua “bong bóng du lịch” thì Đài Loan đã ngay lập tức phát triển một chương trình thử nghiệm với Đại học Stanford, nơi 500 hành khách được thử nghiệm ở San Francisco trước khi được phép bay đến Đài Bắc trong tháng này. 

    Mục đích của nghiên cứu là để tìm ra số ngày tối thiểu mà một người đã thử nghiệm âm tính cần được cách ly, vì xét nghiệm ban đầu có thể không phát hiện ra nhiễm trùng trong giai đoạn đầu của nó, giáo sư y khoa Jason Wang tại Đại học Stanford - người đứng đầu nghiên cứu này chia sẻ, "không có giá trị gia tăng nào khiến một người âm tính phải cách ly lâu hơn mức cần thiết".

    Vị giáo sư này cho rằng, với giả thuyết rằng nhiễm trùng ở giai đoạn đầu có thể được phát hiện trong vòng năm ngày kể từ lần xét nghiệm đầu tiên. Sau khi tính toán thời gian, các giáo sư tại Đại học Standford cho rằng hành khách bay giữa Bờ Tây Mỹ và Đài Loan sẽ chỉ cần phải cách ly trong 72 giờ.

    Masato Takamatsu, một nhà tư vấn độc lập chuyên về quản lý khủng hoảng ngành du lịch, đã gọi bong bóng du lịch là một lựa chọn "rất thực tế" để mở lại biên giới, đặc biệt đối với những quốc gia phụ thuộc nhiều vào nguồn khách du lịch quốc tế.

    Bất kỳ sự nối lại nào của các chuyến bay quốc tế đều mang lại lợi ích không chỉ cho du lịch mà còn cả thương mại, vì việc này sẽ dẫn đến sự gia tăng năng lực hàng hóa rẻ hơn, cũng như vá lại một phần sự đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu.

    An Chi
    Ý kiến của bạn
    12 đối tượng được miễn thu tiền qua phà từ 1/1/2025 12 đối tượng được miễn thu tiền qua phà từ 1/1/2025

    Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư số 33/2024/TT-BGTVT quy định về quản lý giá dịch vụ sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do trung ương quản lý.