BQL Di sản văn hóa Mỹ Sơn: Thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị Di sản Văn hóa thế giới
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; sự phối hợp của các ban, ngành huyện nhà; cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ, nhân viên, 6 tháng đầu năm 2023, BQL Di sản văn hóa Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn.
Tọa lạc trong một thung lũng kín có địa thế núi non hùng vĩ, Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn là một quần thể kiến trúc nổi tiếng nhất của người Chăm ở Việt Nam, với hơn 70 công trình kiến trúc đền tháp. Trước những giá trị nổi bật toàn cầu của một khu di sản văn hóa cần được bảo vệ vì lợi ích của cả nhân loại, ngày 4/12/1999, tại thành phố Marr Kesk - Nước cộng hòa Marocco, Khu di tích Mỹ Sơn được ghi danh vào sanh sách di sản văn hóa thế giới của UNESCO.
6 tháng đầu năm 2023, trong điều kiện kinh tế thế giới gặp rất nhiều khó khăn sau đại dịch, xung đột Nga - Ukraine kéo dài, tình trạng thất nghiệp tăng cao ở nhiều nước, giá cả vật chất, nguồn nguyên liệu cung ứng nhiều nơi bị sụt giảm, thiếu hụt, gây nên những khó khăn đối với kinh tế. Bên cạnh là thời tiết cục bộ diễn ra trong nhiều thời điểm gây bất lợi, đặc biệt là nắng nóng đã ảnh hưởng đến du khách tham quan, và diện tích rừng tự nhiên khu vực cảnh quan Mỹ Sơn. Tuy nhiên hoạt động du lịch, du khách quốc tế đến Việt Nam vẫn tăng trưởng cao, trong đó có một số thị trường mới như Ấn Độ, Đông Nam Á, sự quan tâm hỗ trợ dành cho Mỹ Sơn của các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước vẫn được tiếp tục.
Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản đạt được nhiều kết quả tích cực
Công tác bảo tồn di tích được chú trọng. 6 tháng đầu năm, thông qua đại sứ quán BQL Di sản văn hóa Mỹ Sơn đã xúc tiến kết nối với các tổ chức, cá nhân của đại diện chính phủ Hoa Kỳ để khảo sát tháp C7, kết nối với chuyên gia Italia xúc tiến bảo tồn khu tháp L, tổ chức ASI (Ấn Độ) khảo sát, lập hồ sơ nhóm tháp F.
Tiến hành công tác di tu bổ dưỡng di tích, hoàn chỉnh việc gia cố trùng tu tháp B6, tu sửa hoàn thành đường nội bộ, duyệt cây cỏ thân mộc trên tường tháp khu A. Thực hiện công tác giám sát, báo cáo đánh giá hiện trạng các di tích, báo cáo định kỳ cho tổ chức UNESCO. Xây dựng hồ sơ, phối hợp Viện Khảo cổ khai quật thăm dò khảo cổ khu vực nhóm tháp K. Di tu bảo dưỡng tháp B6, cải tạo lối đi nội bộ, phát dọn, tạo cảnh quan tháp M,N.
Áp dụng chuyển đổi số trong chỉnh lý, số hóa hiện vật tại các bảo tàng Sa Huỳnh - Champa (số hóa 1.800 hiện vật tại 2 bảo tàng). Mở cửa tham quan các bảo tàng (hơn 1.00 lượt tại bảo tàng Sa Huỳnh, Bảo tàng Mỹ Sơn là 23.453 lượt).
Tham mưu các cấp ngành liên quan bàn hành văn bản, hồ sơ thủ tục nhằm đẩy nhanh việc khoanh vùng bảo tồn rừng cảnh quan, lập các hồ sơ thủ tục. Cải tạo cảnh quan, hạ tầng đảm bảo bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học.
Trồng nhiều ha rừng, tái tạo, chăm sóc bổ sung hàng ngàn cây trồng bản địa, cây ăn quả nhằm đa dạng sinh thái rừng. Tổ chức hằng trăm lượt tuần tra, truy quét bảo vệ rừng, thu hàng trăm bẫy thú các loại, phá hủy 4 lán trại lập trái phép trong rừng…
6 tháng đầu năm 2023, lượng khách tham quan tiếp tục ổn định sau giai đoạn đóng băng do đại dịch Covid-19. Tổng lượt khách ước đạt 179.407 lượt đạt 592,4%, so với cùng kỳ, khách nước ngoài 155.941 lượt đạt 1.958,8%; khách Việt đạt 23.466 lượt, đạt 105,1%. Tổng doanh thu ước đạt 28.764. 200.000 đồng, doanh thu dịch vụ bán hàng ước đạt 2.883.290.600 đồng, doanh thu thuyết minh ước đạt 143.160.000 đồng.
Các chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ các sự kiện chính trị của huyện được tổ chức đầy đủ, chu đáo. Hoạt động quảng bá tuyên truyền được chú trọng. Ứng dụng chuyển đổi số trong các hoạt động quảng bá trên mạng xã hội như web, các phần mềm tiện ích như facebook, tiktok, zalo… Tổ chức các đợt xúc tiến tại các địa điểm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…
Nâng cấp, đổi mới chất lượng sản phẩm du lịch hiện có. Hoàn thiện sản phẩm thuyết minh đa ngôn ngữ, sản phẩm tham quan thực tế ảo giai đoạn 2. hoàn thiện sản phẩm thuyết minh đa ngôn ngữ, sản phẩm tham quan thực tế ảo giai đoạn 2.
Tăng cường thanh toán qua thẻ bằng quẹt mã QR và thẻ visa thanh toán quốc tế tại quầy vé và các quầy dịch vụ bán hàng lưu niệm, triển khai sử dụng vé hóa đơn điện tử từ đầu năm 2023. Đưa vào hoạt động 1 quầy hàng OCOP, hàng đặc sản địa phương nhằm hỗ trợ cộng đồng di sản.
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023
Dự báo 6 tháng cuối năm 2023, tình hình có nhiều khó khăn phức tạp do kinh tế thế giới phục hồi chậm, giá cả vật chất thiếu ổn định, thị trường du lịch truyền thống có khả năng tiếp tục suy giảm, thời tiếp phức tạp do hiện tượng ENINO tác động. Tất cả những khó khăn này đều ít nhiều ảnh hưởng đến nhiệm vụ của BQL Di sản văn hóa Mỹ Sơn, đặc biệt trên các lĩnh vực thu hút khách, bảo vệ rừng tự nhiên.
Để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị di sản, 6 tháng cuối năm 2023, BQL tập trung thực hiện một số hiện vụ trọng tâm sau:
Hợp tác với các bên liên quan hoàn chỉnh các chương trình kế hoạch, hồ sơ nhằm thực hiện các dự án hợp tác quốc tế, những dự án ghi nhớ phối hợp với để trùng tu các tháp F1, tháp C7, khai quật, khảo cổ tháp L.
Gia cố, trùng tu các kiến trúc thuộc nhóm tháp B,C,D và E,F, chỉnh sửa, trưng bày bảo vệ các hiện vật mộ chum, tiếp tục việc mở cửa đón khách tại các bảo tàng Sa Huỳnh - Champa, Mỹ Sơn.
Tổ chức các đợt tuần tra truy quét bảo vệ rừng và các đợt phối hợp với Hạt Kiểm lâm Trung Quảng Nam. Chăm sóc, phát dọn rừng cảnh quan, cây trồng bản địa, áp dụng các ứng dụng thông tin trong hoạt động quản lý, giữ rừng.
Tăng cường hoạt động quảng bá, xúc tiến nhằm giữ ổn định nguồn khách ở thị trường mới, các hoạt động quảng bá trên hệ thống thông tin để thu hút lượng khách truyền thống; liên kết với các tổ chức du lịch, hiệp hội, câu lạc bộ, báo chí để đẩy mạnh quảng bá, đặc biệt các sản phẩm mới; tăng cường công tác dự báo, đánh giá, phân tích để kịp thời điều chỉnh các chính sách về khuyến mãi, xúc tiến trong những thời gian, địa điểm cụ thể.
Tiếp tục nâng cao chất lượng các hoạt động biểu diễn văn nghệ, tăng cường công tác đào tạo diễn viên, các chương trình nghệ thuật văn hóa phi vật thể Chăm để biểu diễn trong các dịp lễ, chào đón Năm mới 2024.
Phùng SơnCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.