Brazil vẫn là thị trường nhập khẩu lúa mì chủ đạo của Việt Nam
9 tháng năm 2024, nhập khẩu lúa mì của cả nước đạt trên 4,45 triệu tấn, tương đương trên 1,25 tỷ USD. Trong đó, Brazil vẫn là thị trường chủ đạo khi chiếm tới 25,8% tổng lượng và chiếm 23,4% tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước, đạt trên 1,17 triệu tấn, tương đương 293,14 triệu USD.
Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho hay, trong tháng 9/2024 cả nước nhập khẩu 843.823 tấn lúa mì, tương đương 226,43 triệu USD, giá trung bình 268,3 USD/tấn, tăng mạnh 212,9% về lượng, tăng 209% về kim ngạch so với tháng 8/2024 nhưng giá giảm nhẹ 1,2%. So với tháng 9/2023 cũng tăng 274,4% về lượng, tăng 227,3% kim ngạch nhưng giảm 12,6% giá.
Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2024, lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước đạt trên 4,55 triệu tấn, tương đương trên 1,25 tỷ USD, tăng 37,9% về khối lượng, tăng 8,6 % về kim ngạch so với 9 tháng đầu năm 2023, giá trung bình đạt 275,5 USD/tấn, giảm 21,2%.
Nhập khẩu lúa mì từ thị trường chủ đạo Brazil 9 tháng đầu năm 2024 chiếm 25,8% trong tổng lượng và chiếm 23,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước, đạt trên 1,17 triệu tấn, tương đương 293,14 triệu USD, giá trung bình 249,6 USD/tấn, tăng mạnh 348,9% về lượng, tăng 205,9% về kim ngạch nhưng giảm 31,9% về giá so với 9 tháng đầu năm 2023. Riêng tháng 9/2024 không nhập khẩu lúa mì từ thị trường này.
Đứng sau thị trường chủ đạo Brazil là thị trường Ukraine chiếm 24,7% trong tổng lượng và chiếm 23% trong tổng kim ngạch, đạt 1,13 triệu tấn, tương đương trên 287,87 triệu USD, giá trung bình 255,7 USD/tấn, tăng mạnh 1.266% về lượng, tăng 1.132% kim ngạch nhưng giảm 9,8% về giá so với 9 tháng đầu năm 2023.
Tiếp đến thị trường Australia đạt 898.241 tấn, tương đương 276,68 triệu USD, giá 308 USD/tấn, chiếm 19,7% trong tổng lượng và chiếm 22% tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước, giảm mạnh 63% về lượng, giảm 66,8% kim ngạch và giảm 10,2% về giá.
Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Mỹ đạt 378.254 tấn, tương đương 121,04 triệu USD, giá 320 USD/tấn, tăng 43,9% về khối lượng, tăng 17% về kim ngạch nhưng giảm 18,7% về giá so với 9 tháng đầu năm 2023.
Hội đồng Ngũ cốc quốc tế (IGC) trong báo cáo tháng 4 đã điều chỉnh giảm khoảng 1,1 triệu tấn so với báo cáo hồi tháng 3 đối con số sản lượng lúa mì toàn cầu trong niên vụ 2024-2025 xuống còn 797,7 triệu tấn. Với sản lượng này, cho thấy mức tăng trưởng chỉ khiêm tốn 1,1% so với mùa vụ trước.
Theo tính toán, với quy mô dân số thế giới hiện tại thì nhu cầu tiêu thụ lúa mì dự kiến lớn hơn 800 triệu tấn. Có thể thấy trước nguy cơ cán cân cung-cầu lúa mì thâm hụt 5 năm liên tiếp. Bên cạnh đó, IGC cũng điều chỉnh giảm 3,6 triệu tấn tồn kho cuối mùa vụ 2023-2024 so với số liệu hồi tháng 3.
IGC dự báo nhu cầu tiêu thụ mùa vụ 2024-2025 khoảng 802 triệu tấn, qua đó lượng tồn kho cuối mùa vụ 2024-2025 còn khoảng 259 triệu tấn, thấp hơn khoảng 4,9 triệu tấn so với tồn kho cuối vụ 2023-2024. Tỷ lệ tồn kho cuối vụ 2024-2025 khoảng 32,3% so với tổng nhu cầu tiêu thụ.
Nam Dương (T/h)Theo báo cáo Affiliate Marketing Report 2025 mới được AccessTrade công bố, thị trường tiếp thị liên kết tại Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Ngành này sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái TMĐT Việt Nam vào năm 2025, nhất là trong bối cảnh TMĐT xuyên biên giới ngày càng phát triển.