Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, nhưng bức tranh kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021 tiếp tục duy trì ổn định và đạt được những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực.
DÙ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19 DIỄN BIẾN PHỨC TẠP NHƯNG BỨC TRANH KINH TẾ VIỆT NAM TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2021 TIẾP TỤC DUY TRÌ ỔN ĐỊNH VÀ ĐẠT ĐƯỢC NHỮNG KẾT QUẢ TÍCH CỰC TRÊN NHIỀU LĨNH VỰC.

**********************************************************************************

Bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm 2021 đầy lạc quan - Ảnh 1.

Bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm 2021 đầy lạc quan - Ảnh 2.

Kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2021 của nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới dần phục hồi, đã tác động tương hỗ, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự quyết tâm của các bộ, ngành và cộng đồng doanh nghiệp (DN) và toàn dân. Đặc biệt, nhiệm vụ thực hiện "mục tiêu kép" được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt.

Các giải pháp phòng chống dịch COVID-19 được các bộ, ngành, địa phương đồng thuận thực hiện mạnh mẽ, đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả, với mục tiêu hàng đầu là chăm lo, bảo vệ sức khỏe của nhân dân, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021… nhờ đó, nền kinh tế trong nước đang hồi phục mạnh mẽ: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2021 tăng 5,64%, cao hơn tốc độ tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 7,05% và 6,77% của cùng kỳ năm 2018 và 2019.

Ảnh: Tổng cục Thống kê

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế 6 tháng đầu năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,82% so với cùng kỳ năm trước (đóng góp 8,17% vào mức tăng chung); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,36% (đóng góp 59,05%), trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 11,42%; khu vực dịch vụ tăng 3,96% (đóng góp 32,78%), trong đó các ngành dịch vụ thị trường như: Bán buôn và bán lẻ tăng 5,63%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,27%...

Điều đáng nói là, ngành công nghiệp tăng gần 9% trong 6 tháng đầu năm nay, gần tương đương tốc độ tăng 9,13% trong nửa đầu năm 2019 - giai đoạn trước khi xảy ra COVID-19 và cao hơn tốc độ tăng 2,91% của 6 tháng đầu năm 2020.

Bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm 2021 đầy lạc quan - Ảnh 4.

Ngành công nghiệp tăng gần 9% trong 6 tháng đầu năm nay.

Mặc dù dịch bệnh COVID-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, lan rộng ra nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, đã tác động đến hoạt động sản xuất của một số DN trong khu công nghiệp, kim ngạch xuất, nhập khẩu (XNK) tháng 6 vẫn đạt tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 6 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch XNK hàng hóa đạt 316,73 tỉ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu (XK) đạt 157,63 tỉ USD, tăng 28,4%...

Bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm 2021 đầy lạc quan - Ảnh 5.

Theo Tổng cục Thống kê, trong khu vực dịch vụ, hệ thống nhà hàng và cơ sở dịch vụ ăn uống tại chỗ, vận tải hành khách tiếp tục gặp nhiều khó khăn do thực hiện giãn cách xã hội tại một số địa phương để phòng chống dịch bệnh. Tăng trưởng của khu vực dịch vụ trong 6 tháng đầu năm 2021 chỉ cao hơn tốc độ tăng 0,48% của cùng kỳ năm 2020 trong giai đoạn 2011-2021.

Bán buôn và bán lẻ vẫn là ngành đóng góp lớn nhất của khu vực dịch vụ vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế với mức tăng 5,63% so với cùng kỳ; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,27%; ngành vận tải, kho bãi giảm 0,39%; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 5,02%.

Bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm 2021 đầy lạc quan - Ảnh 6.

Điều đáng ghi nhận là tổng số DN đăng ký thành lập mới trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 67,1 nghìn DN, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước và tăng 34,3% về vốn đăng ký. Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, tổng số DN thành lập mới và DN quay trở lại hoạt động đạt 93,2 nghìn DN, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2020; vốn đăng ký bình quân một DN thành lập mới đạt 14,1 tỉ đồng, tăng 24,2%.

Bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm 2021 đầy lạc quan - Ảnh 7.

"Sự gia tăng về số lượng và vốn của DN đăng ký thành lập mới cho thấy sự nỗ lực và tinh thần khởi nghiệp của cộng đồng DN trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của DN ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý II/2021 vẫn ghi nhận đánh giá tích cực khi có 68,2% số DN nhận định hoạt động sản xuất kinh doanh quý II/2021 so với quý I/2021 tốt lên và giữ ổn định", Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh tại buổi họp công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2021 của Tổng cục Thống kê.

Tuy nhiên, cũng trong 6 tháng đầu năm nay, có 70,2 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2020, bao gồm: 35,6 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước; 24,7 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 25,7%; 9,9 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 33,8%. Trung bình mỗi tháng có 11,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế từng bước được phục hồi, nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp và người dân có xu hướng tăng khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện các đợt giảm lãi suất trong năm 2020. Tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế tính đến thời điểm 21/6/2021 đạt 5,47% so với cuối năm 2020. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng trưởng tích cực, doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường 6 tháng đầu năm 2021 tăng 17% so với cùng kỳ năm trước; thị trường chứng khoán tăng mạnh với tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế tăng 68%.

Bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm 2021 đầy lạc quan - Ảnh 8.

Tính đến thời điểm 21/6/2021, tổng phương tiện thanh toán tăng 3,48% so với cuối năm 2020 (cùng thời điểm năm 2020 tăng 4,59%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 3,13% (cùng thời điểm năm 2020 tăng 4,35%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 5,47% (cùng thời điểm năm 2020 tăng 2,45%).

Doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường 6 tháng đầu năm 2021 tăng 17% so với cùng kỳ năm trước (quý II/2020 ước tính tăng 11%), trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ tăng 22%; lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 7%.

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội 6 tháng đầu năm 2021 theo giá hiện hành ước đạt 1.169,7 nghìn tỷ đồng, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều mức tăng 3% của năm 2020.  Mức tăng này phản ánh kết quả của các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với cộng đồng doanh nghiệp, cũng như xu thế đón đầu dòng vốn FDI đang chuyển dịch vào Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19 được kiểm soát.

Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 6 tháng đầu năm 2021 ước tính đạt 9,24 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2021 có 24 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 143,8 triệu USD, bằng 77,6% so với cùng kỳ; có 9 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm 403,2 triệu USD, tăng 10,8 lần so với cùng kỳ. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) đạt 547 triệu USD, tăng gần 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước.

Tiến độ thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2021 đạt khá trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ước tính đạt 57,7% dự toán năm. Chi ngân sách được thực hiện theo dự toán và tiến độ triển khai nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị sử dụng ngân sách, ưu tiên chi cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19.

Tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2021 ước tính đạt 775 nghìn tỷ đồng, bằng 57,7% dự toán năm, trong đó thu nội địa đạt 633,1 nghìn tỷ đồng, bằng 55,9%; thu từ dầu thô 18,5 nghìn tỷ đồng, bằng 79,8%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 122,8 nghìn tỷ đồng, bằng 68,8%.

Tổng chi ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2021 ước tính đạt 694,4 nghìn tỷ đồng, bằng 41,2% dự toán năm, trong đó chi thường xuyên đạt 501 nghìn tỷ đồng, bằng 48,3%; chi đầu tư phát triển 133,9 nghìn tỷ đồng, bằng 28,1%; chi trả nợ lãi 56,8 nghìn tỷ đồng, bằng 51,6%.

Ảnh: VnEconomy.

Bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm 2021 đầy lạc quan - Ảnh 11.

Giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng theo giá thế giới; giá điện, nước sinh hoạt tăng theo nhu cầu tiêu dùng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2021 tăng 0,19% so với tháng trước, tăng 1,62% so với tháng 12/2020 và tăng 2,41% so với tháng 6/2020. Bình quân 6 tháng đầu năm 2021, CPI tăng 1,47% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016[11]; lạm phát cơ bản 6 tháng tăng 0,87%.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2021 tăng 0,19% so với tháng trước, tăng 1,62% so với tháng 12/2020 và tăng 2,41% so với cùng kỳ năm 2020. CPI bình quân quý II tăng 0,45% so với quý trước và tăng 2,67% so với cùng kỳ năm 2020. CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2021 tăng 1,47% so với bình quân cùng kỳ năm 2020.

Bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm 2021 đầy lạc quan - Ảnh 12.

Đồ thị: VnEconomy

Lạm phát cơ bản tháng 6/2021 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 1,14% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm 2021 tăng 0,87% so với bình quân cùng kỳ năm 2020.

Chia sẻ với báo Lao Động, chuyên gia kinh tế - PGS.TS Nguyễn Thường Lạng (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) phân tích 4 điểm sáng trong bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm 2021.

Theo đó, điểm sáng đầu tiên cần phải đề cập là tăng trưởng GDP quý II/2021 cao hơn quý I mức 0,39% cho thấy nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng cao. Điều này tăng lòng tin vào đà phục hồi kinh tế, động lực đầu tư, tiêu dùng, XNK.

Điểm sáng 2 là kim ngạch XK tăng trên 32,2% thể hiện con số kỷ lục và có thể tạo đà để tổng kim ngạch đạt khoảng 650 tỉ USD hết năm 2021. Thị trường XNK mở rộng thể hiện tác động của việc khai thác triệt để thị trường, đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do. Động lực thị trường toàn cầu định hướng cho nền kinh tế Việt Nam.

Điểm sáng thứ 3 là số DN thành lập mới tăng, thể hiện cơ hội kinh doanh đang được nhận dạng và thực hiện. Đầu tư tư nhân tăng là dấu hiệu tốt, mở rộng tổng cung và tổng cầu.

Điểm sáng 4 là đầu tư công tăng trên 7% tạo chỗ dựa cho đầu tư tư nhân...

PGS.TS Nguyễn Thường Lạng - Trường ĐH Kinh tế Quốc dân
Nhìn chung bức tranh kinh tế 6 tháng hết sức lạc quan. Dịch bệnh có thể tác động song chúng ta vẫn tin vào khả năng kiểm soát cũng như đà tăng trưởng vào 6 tháng cuối năm. Việc điều hành hiệu quả và sự bứt phá DN cần kết hợp nhịp nhàng để tạo ảnh hưởng lớn hơn.

TỔNG HỢP - THỰC HIỆN: HỒNG NHUNG