“Bùng nổ cơ hội” cho thị trường M&A trong năm 2023

Đầu tư và Tiếp thị
07:21 AM 17/01/2023

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/1/2023, VN-Index tăng 6,51 điểm (0,61%) lên 1.066,68 điểm, HNX-Index giảm 0,38 điểm (0,18%) về 210,88 điểm, UPCoM-Index tăng 0,13 điểm (0,18%) lên 72,22 điểm,

Tại phiên giao dịch hôm nay VN-Index vượt mốc tâm lý 1.065 điểm để hình thành xu hướng mới, tuy nhiên dòng tiền chưa có sự lan tỏa đồng đều nên việc quay lại các ngưỡng hỗ trợ vẫn cần được quan sát thêm.

photo-1673874873713

Năm 2022, thị trường M&A "trong nguy có cơ"

Năm 2022 là một năm thành công của hoạt động M&A khi liên tục ghi nhận các thượng vụ triệu đô đình đám. Điển hình có thể kể đến thương vụ bắt tay giữa Danh Khôi Group và Tập đoàn Tokyu Corporation tại dự án The Mekari với giá trị hợp đồng lên tới 1000 tỷ đồng từ tháng 8/2022.

Trước đó, vào tháng 6/2022, Warburg Pincus (Mỹ) đã rót 250 triệu USD vào phân khu Tropicana - dự án Novaworld Hồ Tràm của Novaland. Đây được đánh giá nằm trong top 5 thương vụ giao dịch lớn nhất ngành bất động sản châu Á trong 6 tháng đầu năm 2022.

Cũng trong tháng 6/2022, một thương vụ đình đám khác đã diễn ra giữa Công ty Cổ phần Công nghiệp Logistics KTG & Bousteak với Công ty Bousteak Projects (Singapore) ghi nhận con số thoả thuận lên tới 6,9 triệu USD.

Còn trong tháng 7/2022, một trong những sự kiện gây chú ý nhất là việc CapitaLand Development mua lại một khu đất dự án phức hợp 8ha tại TP. Thủ Đức, với tổng giá trị phát triển ước tính khoảng 1 tỷ đô la Singapore (khoảng 716 triệu USD).

Cushman & Wakefield Việt Nam ước tính, khối lượng giao dịch các thương vụ M&A đã chính thức công bố trong 9 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 1,5 tỷ USD. Đây là mức giá trị giao dịch cao nhất trong 5 năm vừa qua, chủ yếu tập trung tại các thành phố trọng điểm như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương và Đồng Nai.

Từ quan sát về lịch sử giao dịch, phần lớn các giao dịch đã chốt đến từ những nhà đầu tư đã rất am hiểu về biến động rủi ro và nhu cầu thị trường với mục đích tìm kiếm tỷ lệ sinh lời tốt hoặc mở rộng danh mục đầu tư trong khu vực. Các thương vụ đã được đàm phán trong thời gian gián đoạn do đại dịch COVID-19 và đạt được thỏa thuận trong năm 2022, thúc đẩy số lượng các thương vụ gia tăng.

Lực hấp dẫn với quỹ ngoại

Giữa tháng 5/2022, nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ, thăm và làm việc tại Hoa Kỳ và Liên hợp quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có những cuộc gặp gỡ với các quỹ đầu tư, điển hình là Warburg Pincus và KKR.

Được biết, Việt Nam là điểm đến đầu tư lớn thứ ba ở châu Á của Warburg Pincus (chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ). Kể từ năm 2013, Quỹ đã đầu tư gần 2 tỷ USD để giúp xây dựng và phát triển các công ty hàng đầu Việt Nam, liên doanh với Vingroup, VinaCapital, Techcombank, Becamex, MoMo…

Ông Chip Kaye, Tổng giám đốc Warburg Pincus quan tâm tới chính sách giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam, kế hoạch mở rộng đầu tư trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam…

Theo ông, có 4 vấn đề mà các nhà đầu tư luôn quan tâm là: khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp nội địa; việc ổn định kinh tế vĩ mô; hạ tầng; khả năng đối thoại, trao đổi với các cơ quan chức năng.

Trong khi đó, Kolhberg Kravis Robert (KKR) sau khi đã thực hiện hàng loạt thương vụ đầu tư khủng tại thị trường Việt Nam như đầu tư vào Masan, Vingroup, EQuest Education Group, KiotViet… Quỹ cũng mong muốn mở rộng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, hạ tầng, chuyển đổi số, lương thực, hàng tiêu dùng, công nghệ…

Tổng giám đốc KKR, ông Joseph Bae cho rằng, Việt Nam là thị trường rất hấp dẫn với các nhà đầu tư. Với chính sách tạo thuận lợi của Chính phủ, vị trí địa lý quan trọng, dân số trẻ và năng động, Việt Nam là điểm đến của nhiều dịch vụ giá trị gia tăng trên thế giới và khu vực.

Ở thị trường trong nước, quỹ đầu tư mạo hiểm VinaCapital Ventures, chi nhánh của VinaCapital đang có kế hoạch ra mắt quỹ đầu tư thứ hai vào năm 2023. Với quy mô khoảng 100 triệu USD, quỹ VinaCapital Ventures II sẽ đầu tư vào các dự án khởi nghiệp ở giai đoạn Series A+, Series B và tiền IPO. VinaCapital có thể rót tối đa 10 triệu USD cho từng vòng đầu tư.

Theo ông Hoàng Đức Trung, Phó giám đốc điều hành VinaCapital Ventures, Quỹ sẽ tập trung tìm kiếm các công ty công nghệ có tốc độ tăng trưởng cao tại Việt Nam, liên quan đến các lĩnh vực như tiêu dùng, tài chính, y tế, nông nghiệp và du lịch. Quỹ cũng tìm kiếm các cơ hội trong lĩnh vực mới như chất thải thực phẩm và các giải pháp an toàn thực phẩm, blockchain, kết cấu hạ tầng xe điện.

Cuộc chơi sẽ "nóng" hơn trong năm 2023

Hiện thị trường M&A toàn cầu đang kỳ vọng vào làn sóng hợp nhất giữa các công ty công nghệ tư nhân có thể tăng lên vào năm 2023. Điều này có thể đặc biệt đúng đối với những công ty khởi nghiệp phải thay đổi kế hoạch IPO của họ.

Một khảo sát gần đây của EY (Ernst & Young - hãng dịch vụ kiểm toán chuyên nghiệp đa quốc gia có trụ sở tại Anh) cho thấy, 72% CEO công nghệ được hỏi có kế hoạch theo đuổi M&A trong 12 tháng tới, so với 59% CEO trả lời trên tất cả các lĩnh vực, các ngành nghề.

Các công ty này có khả năng nhìn ra những chiến lược rút lui thay thế và việc định giá giảm sẽ khiến việc sáp nhập trong thị trường này trở nên hấp dẫn hơn.

Cũng có một số ý kiến nhận định, lĩnh vực fintech có thể đạt mức cao hơn vào năm 2023. Đây là lĩnh vực đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh về định giá và tốc độ tăng nhanh trong một năm qua. Những yếu tố này có thể làm cho fintech trở thành lĩnh vực chính cho các vụ sáp nhập và giao dịch lớn.

Cũng có suy đoán rằng, thị trường có thể chứng kiến sự gia tăng hoạt động M&A trong lĩnh vực năng lượng, sau những vấn đề toàn cầu mà lĩnh vực này phải đối mặt trong năm qua. Các nhà sản xuất năng lượng lớn hơn có thể thực hiện một động thái để theo đuổi thỏa thuận với các công ty năng lượng tái tạo như là một phần của những nỗ lực đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng các nguồn năng lượng thay thế.

Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cũng có thể tham gia vào hoạt động M&A mạnh mẽ vào năm tới, PWC dự đoán triển vọng cho các thương vụ M&A dịch vụ y tế vào năm 2023. Nguyên nhân một phần là do khối lượng giao dịch tăng lên và lượng tiền mặt lớn của các công ty trong ngành.

Riêng ở thị trường Việt Nam, theo dự báo, tới năm 2030, Việt Nam sẽ là một trong 5 nền kinh tế phát triển nhanh nhất, với hơn 250 tỷ USD giá trị được tạo ra trong 8 năm tới. Đại điện VinaCapital đánh giá, công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng đó.

Cùng quan điểm đó, ông Kakazu Shogo CEO của PGT Holdings (HNX: PGT)_doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực M&A cũng có những chia sẻ:

"Sự phát triển của thị trường tài chính, yêu cầu tiếp cận nguồn vốn đa dạng cho các bất động sản, đã giúp M&A lĩnh vực này luôn sôi động trong vài năm gần đây. Dễ nhận thấy, bất động sản, công nghệ luôn nằm trong nhóm ngành có giá trị thương vụ lớn và nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong bối cảnh hiện nay, khơi thông nguồn vốn là yếu tố quan trọng để hồi phục thị trường bất động sản, công nghệ và M&A đang là lựa chọn khả dĩ nhất trong các kênh"

Quay trở lại với PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

Đặc biệt, sự kiện PGT Holdings bắt tay cùng đối tác chiến lược thực hiện IPO trên sàn Nasdaq ở Hoa Kỳ, phần nào đẩy mạnh vị thế của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

Cụ thể, PGT Holdings sẽ bắt đầu thực hiện hỗ trợ niêm yết lên Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq ở Hoa Kỳ. PGT Holdings sẽ hợp tác với các sở giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và tư vấn niêm yết cho các công ty của Việt Nam. PGT Holdings tin chắc rằng có thể giúp các công ty Việt Nam và các công ty Nhật tại Việt Nam phát triển hơn nữa.

Cung cấp các dịch vụ niêm yết công ty cổ phần có nhu cầu niêm yết trên sàn chứng khoán trong và ngoài nước.

photo-1673874878169

photo-1673874881189

Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.

Khép lại phiên giao dịch ngày 16/1/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,200 VNĐ.

Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.

Thông tin doanh nghiệp

PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.

Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.

Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.

Năm 2022, bắt nhịp với những xu hướng kinh tế cùng với đó PGT cũng tham gia lĩnh vực kinh doanh mới là tạo lập thị trường NFT./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.