Bước chuyển dịch của nhà bán lẻ 'mới' trong cuộc sống 'bình thường mới' giữa đại dịch

Doanh nghiệp - Doanh nhân
01:00 PM 04/06/2021

Chiến lược new-retail (nhà bán lẻ "mới") với chìa khóa là công nghệ đã giúp Con Cưng có lợi thế riêng biệt và nhanh chóng bứt tốc ngay giữa đại dịch.

Nhà bán lẻ "mới" chuyển dịch giữa COVID-19

Khi dịch COVID-19 bùng nổ, giãn cách xã hội khiến cho hàng loạt doanh nghiệp bán lẻ gặp khó khăn. Nhiều chuỗi cửa hàng phải thu hẹp quy mô, thậm chí đóng cửa. Song, sức mua hàng người tiêu dùng mạnh hơn, đặc biệt là qua các sàn thương mại điện tử, mua hàng trực tuyến... Nhờ đó, ngành hàng thực phẩm thiết yếu, chăm sóc cá nhân, chăm sóc nhà cửa đều tăng trưởng cao. Và ngành hàng tiêu dùng cho mẹ và bé gần như không bị ảnh hưởng.

Bước chuyển dịch của nhà bán lẻ 'mới' trong cuộc sống 'bình thường mới' giữa đại dịch - Ảnh 1.

Thói quen mua hàng của người tiêu dùng đã thay đổi khi đại dịch bùng phát.

Từ trước khi đại dịch xảy ra, các báo cáo của Nielsen đã chỉ ra rằng, nhóm ngành hàng chăm sóc em bé đạt mức tăng lớn nhất trong các nhóm hàng thuộc ngành hàng tiêu dùng nhanh. Mỗi năm, Việt Nam có hơn 1,5 triệu em bé được ra đời và đáng nói, do tầng lớp trung lưu tăng trưởng nhanh, nhu cầu về số lượng cũng như chất lượng đối với những sản phẩm dành cho trẻ em cũng tăng mạnh. Với những bố mẹ trẻ ngày nay, sản phẩm dành cho trẻ em đã trở thành nhu cầu thiết yếu khi "bỉm sữa" luôn nằm trong danh sách chi phí sinh hoạt hàng tháng.

Bà Vũ Thị Minh Ngọc - Giám đốc Marketing và Truyền thông Con Cưng cho biết: Theo khảo sát, có đến 67% sẵn sàng mua sắm các nhu yếu phẩm/sản phẩm tươi trên mạng với tần suất nhiều hơn kể cả sau khi hết dịch. 64% người tiêu dùng sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ giao thức ăn thường xuyên hơn sau COVID-19 và 63% người tiêu dùng sẽ tiếp tục mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn sau COVID19.

Bởi vậy, các doanh nghiệp, nhất là các nhà bán lẻ cần có bước chuyển dịch để thích nghi với sự thay đổi của cuộc sống "bình thường mới" và trở thành những nhà bán lẻ "mới". Các nhà bán lẻ "mới" cần phải thích nghi với những giá trị mới trong tương lai: Đó là mở rộng bán hàng online, đảm bảo có đầy đủ hàng hoá, thay đổi danh mục sản phẩm để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, truyền thông theo  “một mô hình đồng nhất đặt người tiêu dùng làm trung tâm”.

Bà Ngọc lấy ví dụ Grabfood. Công ty Grab luôn thấu hiểu người tiêu dùng, tạo ra nội dung nhằm truyền tải những thông điệp rất nhẹ nhàng như “Bạn sẽ ăn món gì đầu tiên sau giãn cách”, “Ở nhà không thiếu, ở nhà không chán”, “Món ngon đến tay chỉ sau vài cú chạm”, "Đừng bỏ bữa", ... Lời nhắn nhủ của GrabFood như hiện thân của một người ân cần chăm sóc, mang đến những món ăn ngon, tiện lợi và an toàn cho mọi người.

Bước chuyển dịch của nhà bán lẻ 'mới' trong cuộc sống 'bình thường mới' giữa đại dịch - Ảnh 2.

Thông điệp "Đừng bỏ bữa" của Grabfood.

Những thông điệp của Grabfood khiến người tiêu dùng cảm nhận được sự chân chất trong từng lời thoại, tinh tế ở từng hình ảnh và qua đó, thông điệp được truyền tải chạm đến trái tim mọi người rất tình, rất Việt Nam.

Hay như Bách Hóa Xanh, đơn vị này đã tung dịch vụ đi chợ giùm trong mùa dịch COVID-19 đúng thời điểm Sài Gòn bước vào ngày đầu tiên giãn cách xã hội. Thực tế, người dân e ngại ra đường ngay cả khi cần mua sắm nhu yếu phẩm cho gia đình nên dịch vụ "đi chợ giùm" đã thu hút người tiêu dùng.

Bách Hóa Xanh tạo danh mục tuyển chọn các thực phẩm thiết yếu (thịt cá, rau củ, gia vị, đồ uống, đông lạnh, sữa...) và các sản phẩm cần thiết trong mùa dịch (đồ vệ sinh nhà cửa, vệ sinh cá nhân, giặt xả…). Khách hàng sẽ truy cập để chọn thực phẩm, nhu yếu phẩm phù hợp. Hơn nữa, phí trọn gói cho dịch vụ đi chợ giùm, ngồi nhà lựa đồ và nhận hàng tận cửa chỉ 30.000 đồng, chưa bằng phí giao vận nội thành trong thời điểm dịch bệnh hiện nay.

Bước chuyển dịch của nhà bán lẻ 'mới' trong cuộc sống 'bình thường mới' giữa đại dịch - Ảnh 3.

Bách Hóa Xanh tung dịch vụ "đi chợ giùm".

Tập trung vào công nghệ, bán hàng online

Quay trở lại với Công ty CP Con Cưng, bà Vũ Thị Minh Ngọc - Giám đốc Marketing và Truyền thông Con Cưng chia sẻ: “Trust & Love” là thông điệp xuyên suốt của Con Cưng, đặc biệt trong giai đoạn COVID-19 bùng phát trở lại, khách hàng đến với Con Cưng mua sắm đều được nhân viên phục vụ tận tình, nhanh chóng, sạch sẽ và tuân thủ quy trình an toàn vệ sinh, mang đến tâm lý an toàn mua sắm trong mùa dịch cho mẹ và cả bé.

Đặc biệt, siêu thị đã áp dụng thông điệp “Giao tã sữa nhanh hơn giao 1 ly trà sữa”. Với mạng lưới gần 400 siêu thị phân bố khắp cả nước, hàng hoá sẽ được giao gần như “ngay lập tức” từ đây đến nhà khách hàng. Ngoài việc kết hợp với các đối tác giao hàng nhanh, Con Cưng xây dựng đội ngũ giao hàng “Chiến binh Hồng” phục vụ theo thời gian yêu cầu riêng của khách hàng “mẹ bỉm sữa”.

Nắm bắt được sự chuyển dịch nhu cầu của khách hàng ở giai đoạn dịch bệnh và sau dịch trong “cuộc sống bình thường mới”, người tiêu dùng sẽ tiếp tục hạn chế đi mua sắm và tiếp tục dịch chuyển sang mua sắm online. Chính vì vậy Con Cưng đã tích cực đẩy nhanh tiến độ xây dựng chức năng app (ứng dụng) tăng tính trải nghiệm mua sắm của khách hàng. 

Bước chuyển dịch của nhà bán lẻ 'mới' trong cuộc sống 'bình thường mới' giữa đại dịch - Ảnh 4.

Chuỗi siêu thị Con Cưng đang đẩy mạnh kinh doanh trực tuyến, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong "cuộc sống bình thường mới".

Hiện tại, doanh số online đang chiếm 20% tại các cửa hàng của Con Cưng tại thành phố lớn. Trong năm 2021, doanh số kênh online của Con Cưng dự kiến đạt 100 tỷ đồng/tháng. Do đó, theo bà Ngọc, online sẽ là kênh bán hàng quan trọng nhất, và sẽ chiếm tỉ trọng 50% tại các thành phố lớn trong 2 năm tới. Và như thế, chuỗi siêu thị mẹ và bé này sẽ trở thành một "tay chơi" có "máu mặt" trong lĩnh vực thương mại điện tử trong và sau đại dịch.

Nhung Trương
Ý kiến của bạn
Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam phấn đấu đạt 6 tỷ USD Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam phấn đấu đạt 6 tỷ USD

Dự kiến kim ngạch xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024 đạt khoảng 2 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu nỗ lực khắc phục được những hạn chế, năm 2025, Việt Nam có thể tăng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này lên mức 4 tỷ USD và đạt 6 tỷ USD vào năm 2030.