BVSC: Nếu dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát tốt, GDP sẽ tăng mạnh vào quý II/2021
Tăng trưởng GDP quý I đạt 4,48%. Nếu diễn biến kiểm soát dịch bệnh tiếp tục tốt như hiện nay, CTCP chứng khoán Bảo Việt (BVSC) dự báo GDP quý II có thể tăng trưởng quanh 8% từ nền thấp 2020 và tăng trưởng cả năm đạt từ 6,5% đến 7% năm 2021.
Mới đây CTCP chứng khoán Bảo Việt (BVSC) công bố báo cáo cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam quý I/2021. Theo đó GDP quý I/2021 tăng 4,48%, cao hơn so với cùng kỳ. Dự báo GDP từ quý II sẽ tăng trưởng mạnh từ nền thấp.
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP quý I/2021 đạt 4,48% - cao hơn so với mức 3,68% của cùng kỳ năm 2020. Đây được coi là nỗ lực đáng ghi nhận của kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid19 vẫn đang là yếu tố ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, nếu so với thời điểm trước dịch, nền kinh tế vẫn chưa trở lại với trạng thái bình thường, mức tăng trưởng hiện tại vẫn dưới tiềm năng. Trung bình 3 năm 2017-2019, GDP quý I đạt 6,42.
Diễn biến tăng trở lại tới từ cả ba lĩnh vực: trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản (tăng 3,16% so với mức 0,08% của QI/2020, mức tăng mạnh nhất); công nghiệp và xây dựng (6,3% so với 5,15%) và dịch vụ (3,34% so với 3,27%). Khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục đóng góp mức tăng lớn nhất, 1,83 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP, chủ yếu nhờ lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo (1,2 điểm phần trăm). Khu vực dịch vụ đóng góp 1,43 điểm phần trăm; trong khi khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp dưới 0,01 điểm phần trăm.
Nguồn: BVSC.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành trụ cột là công nghiệp chế biến chế tạo cũng cho thấy xu hướng hồi phục, với mức tăng 9,45% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số PMI trung bình trong 3 tháng đầu năm nay hiện đang ở mức 52,2 điếm, tăng mạnh so với mức 47,17 điểm của quý I/2020, đồng thời cao hơn một số quốc gia khác trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc và Indonesia (48,3-52,1 điểm). Tuy nhiên, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trong Q1/2021 chỉ đạt mức tăng 5,69% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng Quý I thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây.
Động lực tăng trưởng chính trong QI của lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đến từ sản xuất kim loại với mức tăng 30,89% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng mạnh so với mức 2,8% trong QI/2020 và sát mức tăng 37,3% của QI/2019. Đặc biệt, tính riêng trong tháng 3, sản xuất đồ uống đạt mức tăng so với năm ngoái cao nhất, 24,52%, cũng là mức tăng cao nhất của mảng này trong vòng 8 năm trở lại đây. Tuy nhiên, nguyên nhân khiến chỉ số IIP đạt mức tăng thấp trong QI/2021 là do ngành khai khoáng tiếp tục có mức giảm mạnh nhất trong vòng 4 năm qua, ở mức âm 8,23%. Mảng khai thác dầu khí tiếp tục đà giảm vòng 4 năm qua, ở mức âm 8,23%. Mảng khai thác dầu khí tiếp tục đà giảm mạnh từ năm 2015 tới nay và đạt mức thấp nhất trong vòng 7 năm trở lại đây, ở mức âm 13,74%.
Nhóm các ngành Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy; Tài chính, ngân hàng; Giáo dục đào tạo và Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (tổng 4 nhóm ngành chiếm 21,16% GDP) cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trở lại trong QI/2021, trên 6%. Các nhóm ngành đạt mức tăng trưởng khả quan khi nền kinh tế nói chung đang hồi phục sau đại dịch Covid-19, hoạt động khám chữa bệnh và tiêm ngừa đang được tích cực triển khai. BVSC kỳ vọng các nhóm ngành này sẽ tiếp tục ghi nhận tăng trưởng trong các quý tiếp theo do đây là các hoạt động có khả năng hồi phục nhanh, và được hỗ trợ lớn khi dịch bệnh được kiểm soát.
Nhóm ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống trong quý I tiếp tục phản ánh tác động tiêu cực của đợt dịch Covid-19 thứ 3, khi vẫn ghi nhận tăng trưởng âm, ở mức âm 4,9%.
BVSC duy trì dự báo GDP trong năm 2021 sẽ tăng 6,5 đến 7%, trong đó tăng trưởng GDP quý II có thể đạt mức quanh 8% từ mức nền thấp của cùng kỳ năm 2020 và tiếp tục duy trì đà tăng ở mức quanh 7% trong 2 quý cuối cùng của năm.
Động lực tăng trưởng trong các quý tiếp theo của năm tiếp tục đến từ những ngành chủ lực và các ngành chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch Covid-19, bao gồm công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng, vận tải kho bãi và dịch vụ lưu trú và ăn uống … Đặc biệt trong quý II/2021, tăng trưởng của một số nhóm ngành kinh tế sẽ cao do nhiều hoạt động kinh tế gần như ngừng trệ, dừng lại vào quý II/2020.
Thảo NguyênTheo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 11/2024, xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt hơn 2 triệu USD, tăng 4.270% (tương đương tăng gấp 42 lần) so với cùng kỳ năm 2023.