Cá ngựa là gì? Tác dụng của cá ngựa với sức khoẻ và điều trị bệnh

Tư vấn kiến thức
03:48 PM 27/07/2021

Cá ngựa được mệnh danh là "thần dược" đến từ biển cả. Nó có nhiều công dụng tuyệt vời với sức khoẻ con người. Vậy tác dụng của cá ngựa là gì? Sử dụng như thế nào trong điều trị bệnh để mang lại hiệu quả tốt nhất?

Nội dung:
  • 1. Cá ngựa là gì?
  • 2. Phân loại cá ngựa
  • 3. Tác dụng của cá ngựa với sức khỏe con người
  • 4. Một số bài thuốc từ cá ngựa có tác dụng trị bệnh
  • 4.1. Điều trị nổi hạch, u bướu vùng bụng
  • 4.2. Tác dụng của cá ngựa trong trị hen suyễn, suy nhược thần kinh
  • 4.3. Trị viêm phế quản cho bé
  • 4.4. Trị vô sinh, hiếm muộn ở phụ nữ
  • 4.5. Điều trị bệnh liệt dương ở nam giới
  • 4.6. Điều trị sưng thận, viêm thận mãn tính
  • 5. Một số lưu ý khi dùng cá ngựa
  • 5.1. Những ai nên dùng cá ngựa?
  • 5.2. Những ai không nên dùng cá ngựa?

Theo Y học cổ truyền cá ngựa có tính ấm, vị ngọt mặn, có tác dụng bồi bổ sức khoẻ, cường dương, tăng khả năng sinh lý ở phái mạnh.

Bên trong cá ngựa chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe như: Các enzym sinh tổng hợp prostaglandin, Docosahexaenoic acid, Peptid, Protein và các gene đặc biệt có khả năng chống khối u. Vậy cá ngựa là gì? Có mấy loại cá ngựa? Cá ngựa có tác dụng gì đối với sức khỏe và điều trị bệnh? Dưới đây là các tác dụng của cá ngựa đối với sức khỏe con người cũng như những lưu ý khi sử dụng.

1. Cá ngựa là gì?

Cá ngựa có tên khoa học là Hippocampus sp hay còn được gọi với cái tên Hải Mã, Hải Long hoặc Thủy Mã. Đây là một loại sinh vật độc đáo từ biển cả. Chúng có diện mạo giống với con ngựa, mình dẹt, cổ cong, dài, mõm và đuôi có hình dáng khác lạ.

Về đặc điểm sinh học, cá ngựa thường có chiều dài từ 15 - 20cm. Đường kính thân từ 2 - 4cm với nhiều gai nhọn trên cơ thể. Cá ngựa có rất nhiều xương nhưng không hề có vảy. Tuy nhiên nó có một lớp da mỏng, cứng và dai bao bọc bên ngoài các đốt xương và xếp thành vòng tròn bên trong cơ thể.

Cá ngựa bơi theo kiểu thẳng đứng, tốc độ bơi khá chậm với một chiếc cổ linh hoạt cùng một cái ngạnh giống như đội vương miện trên đầu. Ngoài ra nó còn có một cái miệng thuôn dài để hút thức ăn và một đôi mắt có thể di chuyển độc lập.

Cá ngựa thường được tìm thấy ở vùng biển nhiệt đới hoặc ôn đới. Chúng ẩn náu trong các thảm cỏ biển, rạn san hô hoặc rừng ngập mặn. Theo y học cổ truyền thì tác dụng của cá ngựa rất đa dạng, đây là phương thuốc quý hiếm giúp tăng cường sinh lực ở nam giới.

Tác dụng của cá ngựa với sức khỏe và điều trị bệnh - Ảnh 1.

Cá ngựa ở đại dương - Ảnh: Internet

Đọc thêm: Nguyên tắc bổ sung omega 3 đúng cách

2. Phân loại cá ngựa

Hiện nay, cá ngựa được phân loại dựa vào ngoại hình, màu sắc và trạng thái tồn tại. Theo màu sắc và bề ngoài chúng ta có 5 loại chính, đó là:

Cá ngựa gai: Đây là loại cá ngựa có giá trị cao về thẩm mỹ và nghiên cứu khoa học. Đặc điểm nổi bật của cá ngựa gai là những chiếc gai lớn trên đầu có nốt đen nhỏ trên đình cùng với màu nâu nhạt đặc trưng. Cá ngựa gai được tìm thấy ở vùng biển của các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản,...

Cá ngựa chúa: Đây là loại cá ngựa được tìm thấy ở biển Indonesia. Cá ngựa chúa có kích thước khá lớn với chiều dài lên đến 30cm. Cá ngựa chúa có 3 màu chủ đạo là đen, vàng nhạt và trắng. Theo Đông Y chúng có giá trị cao với công dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý cho phái mạnh.

Cá ngựa xương: Đây là loại cá ngựa duy nhất sống trong môi trường nước ngọt ở Đông Nam Á. Đặc điểm của chúng là có các đốt xương sắc bén trên cơ thể. Đây là loại cá ngựa có giá trị cao với công dụng tăng cường sinh lý cho nam giới.

Cá ngựa đen: Loài cá ngựa này được tìm thấy ở biển Ấn Độ Dương và vùng biển Bắc Trung Bộ của Việt Nam. Đặc trưng của chúng là màu đen tuyền toàn thân, có giá trị cao về kinh tế và công dụng chữa bệnh.

Cá ngựa trắng: Đây là loại cá ngựa lớn nhất trên thế giới với độ dài toàn thân lên tới 35cm. Đặc trưng của chúng là toàn thân được bao phủ bởi một màu trắng sữa tuyệt đẹp với các vi lấp lánh. Cá ngựa trắng rất quý hiếm, có giá trị kinh tế cao và mang lại hiệu quả chữa bệnh tuyệt vời.

Dựa vào trạng thái tồn tại người ta chia ra làm 2 loại là cá ngựa tươi và cá ngựa khô.

Cá ngựa tươi là loại còn sống, chưa qua sơ chế, khi ngâm rượu có mùi tanh, khó uống. Nó chỉ thích hợp dùng để phối với các vị thuốc Bắc trong món ăn.

Cá ngựa khô là loại sau khi đánh bắt đã được sơ chế, phơi hoặc sấy khô. Cá ngựa khô có trọng lượng nhẹ và giá trị cao hơn so với cá ngựa tươi.

Tác dụng của cá ngựa với sức khỏe và điều trị bệnh - Ảnh 2.

Cá ngựa khô - Ảnh: Internet

3. Tác dụng của cá ngựa với sức khỏe con người

Từ lâu tác dụng của cá ngựa đã được đánh giá cao trên cả lĩnh vực Đông Y và Tây Y hiện đại. Trong Đông Y, cá ngựa được ứng dụng rộng rãi trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến khí huyết, suy nhược thần kinh, cải thiện khả năng sinh lý ở nam giới,...

Theo Y học cổ truyền, cá ngựa có vị ngọt mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng tốt với can thận. Chính vì thế, nó sẽ mang lại hiệu quả cao trong điều hòa khí huyết, chữa suy nhược cơ thể, tăng cường sinh lý nam giới, hỗ trợ điều trị các bệnh di tinh, cường dương,...

Theo Tây Y, cá ngựa có nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe như:

Các Enzyme có tác dụng điều hòa và ổn định hệ thần kinh, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Đồng thời có vai trò là chất xúc tác quan trọng để tạo nên oxytocin (Hormone chi phối tình dục ở não bộ) giúp kéo dài cuộc yêu, chữa bệnh yếu sinh lý ở nam giới.

Docosahexaenoic acid (DHA) - chất liệu cơ bản giúp nam giới sản xuất tinh trùng mạnh mẽ.

Peptid có tác dụng kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhiễm của virus, vi khuẩn và các tế bào ngoại lai.

Protein có tác dụng chống oxy hóa, chống lão hoá, trẻ hóa tế bào, kéo dài tuổi xuân cho người sử dụng.

Ngoài ra bên trong cá ngựa, các chuyên gia còn tìm thấy số lượng lớn gene có tác dụng chống lại sự hình thành và phát triển của khối u, nhờ đó phòng ngừa ung thư hiệu quả.

4. Một số bài thuốc từ cá ngựa có tác dụng trị bệnh

Một trong những tác dụng của cá ngựa là điều trị các loại bệnh liên quan. Vậy nó có khả năng điều trị những bệnh nào và cách sử dụng ra sao? Tìm hiểu ngay các bài thuốc trị bệnh từ cá ngựa mang lại hiệu quả cao.

Tác dụng của cá ngựa với sức khỏe và điều trị bệnh - Ảnh 3.

Tác dụng của cá ngựa trong điều trị bệnh - Ảnh: Internet

4.1. Điều trị nổi hạch, u bướu vùng bụng

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 cặp cá ngựa khô, 50g gạo tẻ.

Cách thực hiện: Rửa sạch cá ngựa sau đó băm nhỏ. Cho cá ngựa vào gạo nấu thành cháo. Khi cháo chín nêm thêm gia vị cho vừa ăn. Ăn khi còn nóng để cháo cá ngựa phát huy tốt nhất công dụng điều trị bệnh.

Tác dụng của cá ngựa nấu cháo là bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

4.2. Tác dụng của cá ngựa trong trị hen suyễn, suy nhược thần kinh

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 cặp cá ngựa khô, nước ấm.

Cách thực hiện: Cá ngựa sau khi rửa sạch thì nướng chín hoặc sao vàng rồi nghiền thành bột mịn. Sau đó dùng 1 thìa cafe bột cá ngựa hòa tan với nước ấm để uống. Sử dụng ngày 1 - 2 lần giúp giảm bớt mệt mỏi, cải thiện tình trạng ho hen và suy nhược thần kinh hiệu quả.

Đọc thêm:

Nên sử dụng thuốc trị hen suyễn khi nào? Cần lưu ý những gì?

3 nguyên nhân suy nhược thần kinh điển hình

4.3. Trị viêm phế quản cho bé

Bài thuốc từ cá ngựa từ lâu đã được các bà mẹ lưu truyền để chữa bệnh viêm phế quản cho trẻ nhỏ.

Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị 50g cá ngựa, 10g đương quy. Rửa sạch các nguyên liệu và sắc với 500ml nước lọc. Nấu đến khi nước đun sôi thì vặn nhỏ lửa, đun cạn khi còn 1/4 lượng nước thì tắt bếp. Sau đó chắt lấy nước cho bé uống mỗi ngày 1 lần. Kiên trì thực hiện sau 1 thời gian bệnh tình sẽ thuyên giảm đáng kể.

4.4. Trị vô sinh, hiếm muộn ở phụ nữ

Để điều trị vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới, có thể áp dụng bài thuốc từ bột cá ngựa như sau:

Chuẩn bị 1 đôi cá ngựa, rửa sạch, sấy khô và tán thành bột mịn. Pha bột cá ngựa với nước đun sôi để nguội và uống trong ngày. Mỗi ngày uống 3 lần (1g/lần). Kiên trì thực hiện sau một thời gian sức khoẻ của người mẹ sẽ được cải thiện giúp tăng khả năng thụ thai.

4.5. Điều trị bệnh liệt dương ở nam giới

Một số dấu hiệu của bệnh liệt dương là: Suy giảm ham muốn tình dục, không cương khi quan hệ, đau nhức khi "yêu",...Để cải thiện tình trạng này, cánh mày râu thường uống rượu ngâm cá ngựa.

Cách thực hiện như sau:

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Cá ngựa đã sơ chế và bàn long sâm mỗi vị 30g. Cốt toái bồ và long nhãn mỗi vị 20g. Rượu trắng trên 40 độ 1 lít. Bình thủy tinh hoặc bình sứ miệng rộng dùng để ngâm rượu.

Cắt nhỏ các vị thuốc, bỏ hết vào bình. Sau đó thêm rượu trắng và đậy kín nắp bình lại. Đặt bình rượu ở nơi thoáng mát, không ráo. Thỉnh thoảng lắc nhẹ để tinh chất từ các vị thuốc tan ra trong rượu.

Rượu ngâm càng lâu, tác dụng sẽ càng cao. Tuy nhiên nếu không có thời gian chờ đợi bạn có thể uống sau khoảng 5 - 7 ngày kể từ khi ngâm. Để đạt hiệu quả tốt nhất mà không ảnh hưởng đến sức khỏe mỗi ngày bạn chỉ nên uống từ 20 - 40ml, chia làm 3 lần.

Tác dụng của cá ngựa với sức khỏe và điều trị bệnh - Ảnh 4.

Rượu cá ngựa giúp tăng cường sinh lý phái mạnh - Ảnh: Internet

4.6. Điều trị sưng thận, viêm thận mãn tính

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 con cá ngựa to, 1 quả cật lợn.

Rang cá ngựa chín vàng và nghiền thành bột mịn. Cật lợn cắt đôi, bóp muối chanh và rửa sạch. Sau đó cho bột cá ngựa và bên trong cật lợn, buộc chặt chỗ hở lại. Đem hấp cách thủy đến khi chín và ăn hết trong một lần. Ăn liên tục trong 15 ngày sẽ mang lại hiệu quả đáng kể.

5. Một số lưu ý khi dùng cá ngựa

Tác dụng của cá ngựa với sức khỏe và điều trị bệnh đã được chứng minh là có hiệu quả. Tuy nhiên khi sử dụng cá ngựa chúng ta cũng cần lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất.

5.1. Những ai nên dùng cá ngựa?

Tác dụng của cá ngựa rất tốt trong việc chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh cho những đối tượng sau:

Nam giới bị thận yếu, thận hư và các bệnh liên quan đến vấn đề sinh lý.

Người bị viêm phế quản, ho hen, phụ nữ hiếm muộn.

Người bị lãnh cảm, có cơ thể suy nhược, dễ mệt mỏi, thiếu sức sống.

5.2. Những ai không nên dùng cá ngựa?

Người bị khí nóng, sốt, nhiệt miệng, thiếu nước, viêm xoang,... không nên dùng cá ngựa. Bởi cá ngựa có tính ấm sẽ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Phụ nữ mang thai, người bị cảm cũng không nên dùng cá ngựa. Bởi nó có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh hoặc kéo dài bệnh cảm, khó chữa.

Mặc dù tác dụng của cá ngựa rất tốt với sức khỏe con người. Tuy nhiên trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách dùng, liều lượng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và gia đình.


HT
Ý kiến của bạn
Cảnh giác các thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản Cảnh giác các thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Hiện nay, tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản hết sức phức tạp. Người dân cần nâng cao cảnh giác về một số phương thức thủ đoạn của các đối tượng sử dụng công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản và biện pháp phòng tránh, xử lý.