Cà phê - điểm sáng trong xuất khẩu nông sản Việt Nam

Xuất nhập khẩu
08:49 AM 05/03/2023

Trong tháng 2/2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 393 triệu USD, là mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê, chỉ sau Brazil.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tháng 2/2023, Việt Nam xuất khẩu 180.000 tấn cà phê, so với cùng kỳ năm 2022 tăng 28,7% về lượng và 22% về trị giá. 

Tuy nhiên, lũy kế 2 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 323.000 tấn cà phê, tương ứng đạt 703 triệu USD, giảm lần lượt 13,1% về lượng và 14,6% về trị giá. 

Cà phê - điểm sáng trong xuất khẩu nông sản Việt Nam - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo thông tin từ Bản tin thị trường nông, lâm, thủy sản của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tháng 2/2023 giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 2.182 USD/tấn, tăng 0,2% so với tháng 1/2023, nhưng lại giảm 3,9% so với tháng 2/2022. Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 2.180 USD/tấn, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm 2022. 

Về chủng loại, xuất khẩu cà phê Robusta trong tháng 1/2023 đạt 128.560 tấn, trị giá 239,5 triệu USD, so với tháng 1/2022 giảm 39,7% về lượng và giảm 43,8% về trị giá. Xuất khẩu cà phê Arabica đạt 7.210 tấn, đạt hơn 27 triệu USD, tăng 16,1% về lượng và tăng 4,3% về trị giá. 

Về thị trường, Đức là nước có kim ngạch xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam trong tháng 1 với 42,3 triệu USD, đứng sau là Italia với 35,7 triệu USD, Mỹ với 22,4 triệu USD…

Đánh giá về ngành cà phê, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng, những năm qua, ngành cà phê Việt Nam đã phát triển vượt bậc cả về diện tích, năng suất, sản lượng, từng bước xây dựng công nghiệp chế biến cà phê hiện đại, đa dạng sản phẩm, phù hợp thị hiếu thị trường. Sản xuất cà phê đã có sự chuyển dịch lớn, các vùng sản xuất cà phê đã đưa những giống mới, kỹ thuật thâm canh, tưới nước tiết kiệm, trồng xen. 

Đáng chú ý, các doanh nghiệp tập trung đầu tư vào khâu sơ chế, bảo quản. Việt Nam bước đầu hình thành công nghiệp chế biến cà phê nhân xuất khẩu, cà phê rang xay, cà phê hòa tan và hệ thống kho bảo quản 2,36 triệu tấn/năm.

Trong năm 2023, ngành cà phê Việt Nam hứa hẹn triển vọng rất tích cực khi mà nguồn cung trong nước được đảm bảo toàn diện cả về chất lượng và sản lượng, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, kể cả là đến các thị trường khó tính như Mỹ hay châu Âu.

Để đẩy mạnh phát triển hơn nữa ngành hàng cà phê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết sẽ cùng các địa phương, chuyên gia, nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu chọn tạo giống cà phê năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh, thích ứng biến đổi khí hậu cùng các gói kỹ thuật thâm canh; tổ chức liên kết sản xuất gắn với sản xuất an toàn và đầu tư vào sản phẩm chế biến.

Huyền My (t/h)
Ý kiến của bạn
Kết hợp VNeID với iHanoi: Bước tiến đột phá trong triển khai Đề án 06 Kết hợp VNeID với iHanoi: Bước tiến đột phá trong triển khai Đề án 06

Từ 11/11/2024, người dân có thể sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập trên ứng dụng iHanoi. Việc tích hợp VNeID lên iHanoi có thể coi là 1 bước tiến lớn khi mang lại nhiều lợi ích hơn tới người dân Thủ đô.