Các cấp Công đoàn tỉnh Điện Biên tích cực, chủ động phòng chống dịch bệnh COVID-19
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, thời gian qua, các cấp Công đoàn trong tỉnh Điện Biên đã vào cuộc chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng, lãnh đạo đơn vị, người sử dụng lao động triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Bà Lầu Thị Thanh Hương - Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Điện Biên cho biết: Ngay sau khi có chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tỉnh Điện Biên và hướng dẫn của các ngành chức năng, LĐLĐ tỉnh đã chỉ đạo các cấp Công đoàn triển khai thực hiện nghiêm các nội dung chỉ đạo của Chỉ thị số 05/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên.
LĐLĐ tỉnh cũng thường xuyên nắm bắt, rà soát những thông tin trên mạng xã hội liên quan đến tình hình dịch bệnh trên cả nước, nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm lý của đoàn viên, người lao động, nhất là ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để tổng hợp, đánh giá và đưa giải pháp chỉ đạo triển khai thực hiện.
Trước mong muốn của đoàn viên, người lao động về các biện pháp đảm bảo an toàn tại nơi làm việc và để chủ động phòng, chống, hạn chế mức thấp nhất sự lây lan dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe, an toàn vệ sinh cho người lao động, ngày 01/02/2021, LĐLĐ tỉnh đã có văn bản yêu cầu các cấp Công đoàn tăng cường công các biện pháp phòng chống COVID-19.
Các cấp Công đoàn đã phối hợp với lãnh đạo đơn vị, người sử dụng lao động có nhiều giải pháp để tuyên truyền, quán triệt đoàn viên, người lao động thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch như: quán triệt tại kỳ họp thường kỳ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, thông qua ứng dụng mạng xã hội (facebook, zalo), cập nhật thông tin trên website của LĐLĐ tỉnh và các website của các cơ quan, ngành chức năng để kịp thời nắm bắt thông tin, biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Công đoàn cơ sở chủ động phối hợp với người sử dụng lao động trang bị nước rửa tay, khẩu trang, nhiều đơn vị thực hiện phun khử trùng nơi làm việc. Ở những nơi có bếp ăn tập thể, công đoàn tham gia kiểm soát đảm bảo an toàn thực phẩm.
Phát huy vai trò trách nhiệm, Ban Chỉ huy công đoàn các cấp đã chủ động nắm bắt tư tưởng của đoàn viên, người lao động, phối hợp với người sử dụng lao động kịp thời tuyên truyền, giải thích cho đoàn viên, người lao động về các chủ trương, chính sách, các giải pháp phòng chống COVID-19 để người lao động thấu hiểu, chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, đi đối với lao động sản xuất, kinh doanh, cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 trong nước, số ca bệnh tăng lên mỗi ngày (tính đến ngày 17/5/2021, số CNVCLĐ mắc bệnh COVID-19 của tỉnh Điện Biên là 13 người; F1: 235 người; F2: 3.090 người; F3: 1924 người; F4: 415 người); để hạn chế sự bùng phát của dịch bệnh, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã chỉ đạo các cấp công đoàn trực thuộc tạm dừng các hoạt động như: tập huấn, hội nghị, hội thảo về an toàn vệ sinh lao động… đến khi có thông báo mới của các cơ quan có thẩm quyền.
Các nội dung hoạt động khác căn cứ tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị để tổ chức triển khai hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2021, đảm bảo nội dung, thời gian quy định tại Hướng dẫn số 39/HD-LĐLĐ này 15/3/2021 vả đảm bảo yêu cầu về phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Tiếp đó, ngày 10/5/2021, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Điện Biên đã ban hành công văn số 1062/LĐLĐ, chỉ đạo các cấp công đoàn trực thuộc tiếp tục quán triệt các chỉ đạo của LĐLĐ tỉnh tại công văn số 1051/LĐLĐ ngày 29/4/2021 về việc tăng cường thực hiện, phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới và quán triệt đến các cấp Công đoàn trong tỉnh nội dung Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Ban Thường vụ yêu cầu các cấp công đoàn tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, thiếu trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch; cần có cách tiếp cận mới, tư tưởng, quan điểm chỉ đạo mới trong phòng, chống dịch; toàn hệ thống cần nâng cao mức cảnh giác, chủ động và quyết liệt hơn trong phòng, chống dịch.
Các cấp Công đoàn cần tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động yên tâm sản xuất, không quá hoang mang, lo sợ, mất bình tĩnh trước diễn biến mới của dịch bệnh. Ở những nơi đã có các ca dương tính với SARS-COV-2, cần hạn chế tới mức cao nhất việc tham gia các sự kiện và hoạt động cộng đồng; thực hiện nghiêm quy định 5K, nhất là việc bắt buộc đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà và yêu cầu khai báo y tế.
Đồng thời, Công đoàn đẩy mạnh phong trào "Toàn dân tố giác những người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam" do Thủ tướng phát động; thông báo cho chính quyền về các trường hợp nhập cảnh trái phép, người nghi mắc bệnh hoặc đi về từ vùng dịch; thông báo cho cơ sở y tế gần nhất khi cá nhân có dấu hiệu nghi mắc dịch bệnh.
Công đoàn phối hợp với người sử dụng lao động tiếp xúc triển khai nghiêm túc, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch, xây dựng phương án xử lý tình huống nếu có ca dương tính với SARS-COV-2 tại doanh nghiệp. Nơi nào có đoàn viên, người lao động bị nhiễm virus, nơi đó người đứng đầu tổ chức Công đoàn có trách nhiệm.
Hạn chế và hoãn (đối với nơi đã có người dương tính hoặc nghi nhiễm SARS-COV-2) tổ chức các sự kiện, hoạt động tập trung đông người không cần thiết, tăng cường làm việc và tổ chức các hoạt động trực tuyến, từ xa.
Trong thời gian từ nay đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, các cấp Công đoàn phối hợp với người sử dụng lao động và chính quyền địa phương trển khai đồng bộ các giải pháp, sớm ổn định tình hình, tạo điều kiện thuận lợi để cử tri là đoàn viên, người lao động tham gia bầu cử theo quy định, góp phần cùng cả nước tổ chức thành công cuộc bầu cử.
Quang DũngCác nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đóng góp đáng kể vào quá trình chuyển biến và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Hoa Kỳ hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 11 tại Việt Nam, với hơn 1.400 dự án có tổng vốn đầu tư gần 12 tỷ USD.