Các 'doanh nghiệp gia đình' ở Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao bởi COVID-19?
Các "doanh nghiệp gia đình" vốn có khả năng thích ứng linh hoạt, điều này đúng với mọi doanh nghiệp gia đình dù mới thành lập hay đã có lịch sử hoạt động lâu dài.
Khả năng thích ứng linh hoạt là tố chất đặc thù làm nên doanh nghiệp gia đình. Yếu tố này được xây dựng từ những giá trị và mục tiêu cốt lõi, tầm nhìn dài hạn, khả năng ra quyết định linh hoạt, đầu tư dài hạn cũng như cam kết bền vững của doanh nghiệp với đội ngũ nhân viên và cộng đồng.
Để theo dõi các tác động về mặt kinh tế và xã hội đối với hộ gia đình trong đại dịch, Ngân hàng Thế giới đã thiết kế và thực hiện Khảo sát tần suất cao qua điện thoại đối với hộ gia đình Việt Nam về tác động của COVID-19. Số liệu giám sát sẽ thể hiện rõ hơn điều kiện sống của các hộ gia đình trong giai đoạn có nhiều biến động này, đồng thời tập trung vào tác động của đại dịch đối với nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất tại Việt Nam.
Kết quả cho thấy, kinh tế có dấu hiệu phục hồi khi số lượng hộ gia đình bị giảm thu nhập đã giảm. Trong vòng khảo sát thứ nhất (Vòng 1), gần 70% hộ gia đình cho biết thu nhập hộ gia đình giảm từ tháng 2 đến tháng 5/tháng 6. Lần này, chưa đến một phần ba số hộ gia đình cho biết thu thập của họ giảm so với tháng liền kề trước đó. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ gia đình bị giảm thu nhập cao gấp đôi ở thành phố Đà Nẵng.
Giảm thu nhập có xu hướng tập trung vào cùng nhóm đối tượng. Các hộ gia đình bị giảm thu nhập trong Vòng 2 nhiều khả năng cũng đã bị giảm thu nhập trong Vòng 1. Điều này cho thấy một số nhóm dân số nhất định gặp khó khăn trong thời gian dài hơn và sẽ cần được hỗ trợ trọng tâm hơn.
Nguồn giảm thu nhập với phần lớn hộ gia đình là giảm thu thập từ tiền lương và tiền công, lớn gấp đôi so với số hộ bị giảm thu thập do mất việc làm. Mặc dù mức thu nhập đang dần ổn định hơn với rất nhiều hộ gia đình, trên một nửa số hộ vẫn có mức thu nhập giảm trong tháng trước so với cùng kỳ năm ngoái.
Các lý do dẫn đến mức thu nhập hộ gia đình giảm thể hiện sự khác biệt trong hoạt động kinh tế giữa các nhóm. Ví dụ, với các hộ gia đình thành thị, việc giảm thu nhập từ hoạt động kinh doanh hộ gia đình là lý do chính. Trong khi đó, tỷ lệ các hộ gia đình nông thôn bị gián đoạn trong hoạt động canh tác, dẫn đến thu nhập giảm, cao gấp 3 lần so với khu vực thành thị.
Hầu hết các hộ gia đình có đa dạng các nguồn thu nhập khác nhau. Mức thu nhập từ hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp giảm, mức độ đầu tư ban đầu có thể bị ảnh hưởng - và dẫn đến gián đoạn trong hoạt động canh tác. Các tín hiệu về giá thực phẩm cho thấy nông nghiệp là ngành không bị ảnh hưởng nhiều.
Phần lớn các doanh nghiệp gia đình vẫn tiếp tục hoạt động, nhưng một phần nhỏ đang gặp khó khăn. Số lượng các doanh nghiệp gia đình dừng hoạt động cũng tăng lên trong khảo sát Vòng 2 (thời gian tham khảo: Tháng 6/Tháng 7).
So với kết quả từ Vòng 1 vào thời điểm tháng 5/tháng 6, tỷ lệ doanh nghiệp đang hoạt động trong tháng 6/tháng 7 đã giảm từ 95% xuống 90%. Mặc dù kết quả Vòng 1 cho thấy số lượng doanh nghiệp hoạt động có tăng nhẹ ngay sau khi kết thúc thời gian cách ly lần đầu vào tháng 4, một số doanh nghiệp gia đình vẫn gặp khó khăn vào thời điểm cuối quý 2 và đầu quý 3 năm 2020.
Gần một nửa số doanh nghiệp đã đóng cửa cho biết, họ bị giảm hoặc không có khách hàng để duy trì hoạt động kinh doanh. Một số cũng quan ngại cho rằng những doanh nghiệp tạm thời đóng cửa có thể sẽ chuyển sang trạng thái đóng cửa vĩnh viễn. Tỷ lệ doanh nghiệp gia đình dừng hoạt động không có sự khác biệt đáng kể giữa các vùng, lĩnh vực hoạt động hoặc theo vị trí thành thị - nông thôn.
Tuy nhiên, doanh nghiệp gia đình có quy mô lớn hơn, số lượng nhân viên nhiều hơn có nhiều khả năng tiếp tục hoạt động.
Thái Quỳnh (T/H)Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư số 33/2024/TT-BGTVT quy định về quản lý giá dịch vụ sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do trung ương quản lý.