Các doanh nghiệp làm gì để nắm bắt cơ hội thành công trong thương vụ M&A

Đầu tư và Tiếp thị
07:35 AM 28/09/2021

Minh bạch trong thông tin, xây dựng hệ thống kế toán, quản trị chuyên nghiệp, chuẩn mực… chính là một trong số những việc giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị trong mắt nhà đầu tư. Mở cửa hội nhập giúp cho các doanh nghiệp nước ngoài rót vốn đầu tư vào Việt Nam và ngược lại, thị trường M&A trở nên sôi động với nhiều cái "bắt tay" giá trị nghìn tỷ đồng. Nhưng đi kèm với cơ hội luôn là những thách thức đến từ các yếu tố khách quan và chủ quan. Nắm rõ được những vấn đề này, doanh nghiệp sẽ chủ động và tăng tỷ lệ thành công hơn trong các thương vụ M&A.

Nâng cao giá trị doanh nghiệp trong mắt nhà đầu tư

Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng hấp dẫn nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài những năm gần đây. Đặt biệt các công đã niêm yết trên sàn chứng khoán và các công ty có vốn nhà nước được cổ phần hóa mà các năm đổ lại đây là một thị trường vô cùng màu mỡ vì sự minh bách thông tin, báo cáo rõ ràng và được kiểm soát chặt chẻ.Các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng nắm bắt thông tin cũng như hiểu rõ hơn về định hướng doanh nghiệp. Điều này đem đến cho các doanh nghiệp trong nước cơ hội hợp tác, mở rộng vốn đầu tư. Nhưng bên cạnh đó, có những vấn đề khiến các nhà đầu tư e ngại mà thị trường trong nước cần phải thay đổi để khắc phục.

Khung pháp lý phức tạp, khó định giá tài sản doanh nghiệp, khác biệt giữa hệ thống quản lý và kế toán, chất lượng đội ngũ quản trị là những yếu tố mà các nhà đầu tư nước ngoài lo lắng khi đầu tư tại thị trường Việt Nam (Theo dữ liệu khảo sát của KPMG năm 2018).

Hiện tại, Chính phủ đã và đang cải cách hệ thống pháp luật để tạo hành lang pháp lý ổn định thông thoáng cho nhà đầu tư như ký kết hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) vào tháng 8/2020, ban hành Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đầu năm 2021 với những động thái tích cực bảo vệ cho người mua.

Các doanh nghiệp làm gì để nắm bắt cơ hội thành công trong thương vụ M&A - Ảnh 1.

Thị trường M&A Việt Nam đang rất triển vọng

Còn lại, các vấn đề về nội tại doanh nghiệp đều là những yếu tố chủ quan mà các đơn vị đều có thể chuẩn bị sẵn sàng để trở nên thu hút hơn trong mắt nhà đầu tư.. Một vài thương vụ M&A chocông ty có vốn nhà nước được cổ phần hóa mà các năm đổ lại đây có như Tổng công ty Sài gòn, ….trong đó có thể kể tới là là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex _ tiền thân của công ty cổ phần PGT holdings, có nguồn vôn từ petrolimex, đã thu hút được các nhàNhật BảnSau quá trình thoái vốn của Petrolimex các nhà đầu tư Nhật Bản đại diện là Ông Kakazu Shogo- CEO có kinh nghiệm trong lĩnh vực M&A và thị trường Việt Nam đã làm một cuộc cách mạng cải tổ không chỉ bộ máy quản lý doanh nghiệp mà còn chuyển hướng hoạt động kinh doanh của công ty từ Taxi sang lĩnh vực M&A được coi là mảng kinh doanh chính và kết quả kinh doanh ổn định, cổ phiếu trên sàn chứng khoán nhận được nhiều tín hiệu tích cực.
Không thể bỏ qua giai đoạn hậu M&A

Theo các chuyên gia của PGT Holdings, Thống nhất được kỳ vọng về giá trị doanh nghiệp giữa bên bán và bên mua là một điều hết sức quan trọng. Để đưa ra mức giá hợp lý cho hai bên, cần có cơ sở định giá chính xác. Các doanh nghiệp nên chủ động xây dựng hệ thống kế toán chuẩn mực theo quốc tế với số liệu rõ ràng, chuẩn bị kế hoạch kinh doanh và các báo cáo tài chính với dữ liệu minh bạch, chính xác để phục vụ cho việc định giá sau này.

Các chuyên gia PGT Holdings cũng khuyến khích các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nhiều nhà đầu tư xem xét tình hình trên sàn giao dịch của các công ty để đánh giá tiềm năng và sức mạnh của doanh nghiệp đó trước khi quyết định rót vốn.

Quá trình kết hợp hậu thương vụ là một yếu tố then chốt để tạo nên một giao dịch bền vững nhưng thường bị các doanh nghiệp bỏ qua. Rất nhiều doanh nghiệp vì không nghiên cứu kỹ lưỡng về văn hoá doanh nghiệp, môi trường làm việc, ngành nghề kinh doanh nơi sở tại dẫn đến xung đột vì khác biệt trong quản trị doanh nghiệp. Để giải quyết điều này, các bên cần tập trung cải thiện việc đồng nhất văn hóa doanh nghiệp, đồng bộ hóa chiến lược kinh doanh ngay từ ban đầu để tạo ra sức mạnh cộng hưởng lớn nhất.

Các doanh nghiệp làm gì để nắm bắt cơ hội thành công trong thương vụ M&A - Ảnh 2.

CEO Kakazu Shogo là người dẫn dắt PGT Holdings đi đúng hướng

Để hòa nhập tốt văn hóa doanh nghiệp giữa hai bên, đội ngũ quản trị Việt Nhật của PGT Holdings đã cùng nhau nhìn nhận những vấn đề tốt và không tốt của cả hai bên để xây dựng một chiến lược quản trị phù hợp. Vào ngày 24/09/2021, PGT Holdings cũng vừa tổ chức thành công đại hội cổ đông để thống nhất hướng đi cho doanh nghiệp thời kỳ dịch bệnh được kiểm soát.

Các vấn đề quản trị doanh nghiệp như hài hòa mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên, quan tâm đến chế độ lao động, lương thưởng cũng là điều cần lưu ý. Khi tiến hành sáp nhập, việc thay đổi lãnh đạo, môi trường, chế độ làm việc quá nhanh và khác biệt có thể dẫn đến "cú sốc" cho nhân viên. Vì vậy các doanh nghiệp cần chuẩn bị trước tâm lý cho người lao động, trong quá trình "thay máu" nhân sự cần cân nhắc phù hợp… Tại PGT Holdings, quá trình này diễn ra tốt đẹp bởi nhân viên được lắng nghe tiếng nói, quyền lợi và được tôn trọng.

M&A là một cột mốc quan trọng của mỗi doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài trong tương lai. Thành công hay thất bại phụ thuộc phần nhiều vào cố gắng và nỗ lực của chính bản thân doanh nghiệp đó. Một doanh nghiệp luôn có sự chuẩn bị để nâng cao giá trị của mình chính là đối tác hấp dẫn của các nhà đầu tư.

PV
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.