Các doanh nghiệp Việt Nam được gì và mất gì sau đại dịch Covid-19?
Giai đoạn khó khăn vì dịch bệnh cũng là thời điểm để các doanh nghiệp sẵn sàng thích ứng, thay đổi theo hướng tích cực hơn.
Những khó khăn và tổn thất của các doanh nghiệp sau đại dịch Covid
Đại dịch Covid-19 đã giáng đòn nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu, và Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Theo số liệu do Tổng cục Thống kê công bố, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2021, cả nước có tới hơn 70.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng gần 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng trong 7 tháng đầu năm nay, số doanh nghiệp thành lập mới chỉ tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2020, là mức thấp so với mức tăng trung bình 8,1% trong giai đoạn 2016-2020. Số lượng lao động cũng giảm đến tận 7,2%.
Đại dịch Covid-19 khiến nền kinh tế toàn cầu lâm vào khủng hoảng
Đầu ra bị đứt gãy, chi phí tăng cao, nhiều doanh nghiệp tồn tại một cách "thoi thóp" do liên tục thua lỗ và tổn thất do phải tạm ngừng kinh doanh thời gian dài. Người lao động cũng buộc phải tạm thời nghỉ không lương hay rơi vào tình trạng thất nghiệp do các doanh nghiệp không đủ khả năng chi trả.
Thách thức mang lại kinh nghiệm và bài học quý báu
Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách tích cực thì vẫn luôn có các yếu tố lạc quan song hành cùng khó khăn. Một trong số đó là việc các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội "lửa thử vàng", nâng cao sức mạnh và khả năng sinh tồn trong bối cảnh hội nhập nhiều cạnh tranh. Những doanh nghiệp yếu kém sẽ bị loại bỏ, chỉ còn lại những doanh nghiệp có sức sống mạnh mẽ. Từ đó thúc đẩy quá trình doanh nghiệp chuyển đổi theo hướng linh hoạt, nâng cao năng lực của nền kinh tế, làm tiền đề cho sự phát triển bền vững hơn.
Khó khăn cũng giúp các doanh nghiệp tạo nên "hệ miễn dịch" chống lại các tác động bên ngoài. Đại dịch buộc các doanh nghiệp phải suy nghĩ nhanh, hành động nhanh và bớt sợ hãi hơn khi đứng trước các thách thức. "Khoảng lặng" này cũng giúp các lãnh đạo và người lao động trong doanh nghiệp có thời gian để đầu tư cho bản thân, trau dồi kỹ năng cần thiết cho tương lai.
Nhiều doanh nghiệp đã vượt qua khó khăn nhờ chiến lược hiệu quả. Công ty cổ phần PGT Holdings là một trong số các đơn vị có báo cáo tài chính tăng trưởng dương và tình hình khả quan trên sàn chứng khoán bất chấp đại dịch. Hoạt động đa ngành nghề và sở hữu công ty con trong và ngoài nước, PGT ít nhiều bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Nhưng ban quản trị công ty đã kịp thời chuẩn bị các phương án xử lý khủng hoảng, đưa ra nhiều kịch bản để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh để hạn chế tối đa các tác động tiêu cực.
Các doanh nghiệp cần làm gì để phát triển sau đại dịch
Hiện nay, nhờ tình hình tiêm chủng tiến hành thuận lợi trên cả nước, nền kinh tế đang bắt đầu hồi phục sau đại dịch. Thời điểm này cũng là lúc thích hợp để các doanh nghiệp cải tiến, củng cố bộ máy quản lý để sẵn sàng thích nghi trước môi trường đầy biến động trong tương lai.
Các doanh nghiệp cần xem xét lại những yếu tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh, xác định những điểm khác biệt và thế mạnh của mình và đào tạo nhân viên theo phương pháp vận hành mới. Các lãnh đạo doanh nghiệp cũng phải tiếp tục cân bằng chiến lược cắt giảm chi phí mà không gây ảnh hưởng tới tình hình chung, đồng thời chuyển hướng đầu tư cho các yếu tố giúp tăng trưởng.
PGT Holdings đẩy mạnh hợp tác cùng các nhà đầu tư Nhật Bản
Nhận thấy Việt Nam vẫn là thị trường tiềm năng để các doanh nghiệp nước ngoài đổ vốn FDI và tăng cường cơ hội hợp tác, nhất là sau đại dịch, PGT Holdings tiếp tục đẩy mạnh phát triển lĩnh vực thế mạnh của mình là M&A. Ngay từ tháng 8/2021, khi nhận thấy tình hình dịch bệnh bắt đầu được kiềm chế, PGT đã nhanh nhạy tìm kiếm các cơ hội đầu tư từ thị trường Nhật Bản. Doanh nghiệp này đã tổ chức thành công buổi hội thảo "Đầu tư vào Việt Nam sau đại dịch Corona" ở Tokyo Nhật Bản với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư lớn. PGT cũng chú trọng phát triển lĩnh vực CNTT, đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh di động và công nghệ trong bối cảnh ngành này đang là xu thế phát triển tất yếu của thế giới.
Thách thức luôn đi kèm cùng cơ hội, vấp ngã song hành cùng kinh nghiệm, các doanh nghiệp trong nước nếu biết cách thay đổi, hoàn thiện thì những tổn thất từ đại dịch ngược lại trở thành "sức đề kháng" tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững hơn trong tương lai.
PVMới đây, một trong những nhật báo lớn nhất Ấn Độ - Times of India, đã vinh danh những bãi biển tại đảo Phú Quốc trong top 9 đẹp nhất Châu Á.