Các hãng xe hơi đang vẽ lại bức tranh ngành ô tô?

Quốc tế
03:39 PM 24/06/2022

Nếu bạn muốn thấy công nghệ và sự phi toàn cầu hóa thay đổi thế giới thế nào, rất ít nơi nào tốt hơn ngành công nghiệp ô tô. Lĩnh vực này đang trải qua một sự thay đổi mang tính thời đại.

Tesla - kẻ dẫn lối khác biệt

Năm 2019, nhiều chuyên gia ngành công nghiệp ô tô nói rằng, Tesla đang mắc sai lầm lớn khi quyết định chỉ bán xe trực tuyến, giải thích rằng cách làm này sẽ khách hàng cảm thấy khó chịu bởi họ vốn quen với việc mua xe tại các đại lý - một yếu tố chủ chốt trong lĩnh vực này.

Các hãng xe hơi đang vẽ lại bức tranh ngành ô tô? - Ảnh 1.

Trung tâm dịch vụ của Rivian ở El Segundo, California. Ảnh: NY Times

Nhưng chiến lược của Tesla, được khởi xướng bởi tỷ phú Elon Musk, cùng sự kết hợp giữa bán xe trực tiếp với một số lượng giới hạn các cửa hàng cũng như trung tâm dịch vụ, dường như đang chứng minh rằng những người phản đối đang sai. Hãng ô tô Mỹ thống trị thị trường xe điện đang tăng trưởng mạnh trong khi các hãng xe khác nỗ lực bán hàng trong tình trạng cả thế giới thiếu linh kiện.

Cách tiếp cận của Tesla đã được các hãng xe điện trẻ tuổi khác như Rivian và Lucid làm theo.

Mua hàng trực tuyến là điều phải làm với những ai tìm kiếm một chiếc xe điện thuộc những thương hiệu như Tesla, Rivian hay Lucid. Khách hàng chỉ có thể mua xe trên mạng và trực tiếp từ hãng sản xuất. Nhưng việc mua ô tô trực tuyến dường như đang chiếm phần ngày càng lớn trong tổng số khách hàng mua xe.

Các chuyên gia cho rằng, điều này có thể khiến ngành công nghiệp ô tô bị phân nhánh. Bởi vào thời điểm này, phần lớn các hãng xe và các đại lý đều đang tập trung vào bán hàng trực tiếp và tăng doanh thu do tình trạng thiếu xe mới khiến giá xe tăng chóng mặt. 

Tuy nhiên, trong tình trạng khó khăn, một số hãng bắt đầu áp dụng cách của Tesla để khách hàng đang quen dần với việc mua xe trực tuyến. Một số đại lý cũng bắt đầu số hóa một phần hoặc toàn bộ quá trình bán hàng từ những ngày đầu của đại dịch COVID-19, khi các showroom phải đóng cửa. 

Ngoài ra, Tesla còn sở hữu mô hình "tự làm mọi thứ" - một mô hình cực thông minh khi đại dịch COVID-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành công nghiệp ô tô. 

Các nguyên vật liệu sẽ được Tesla sử dụng trực tiếp trong các nhà máy của mình. Công ty xe điện do Elon Musk điều hành bắt đầu tự sản xuất pin khi hợp tác với ông lớn Panasonic vào năm 2017. Kể từ đó, Tesla dần phát triển thêm khả năng tự sản xuất của mình.

Không chỉ pin, Tesla cũng hướng tới việc tự sản xuất các thành phần trong hệ thống truyền động. CEO Credit Suisse Dan Levy chia sẻ việc Tesla tự làm động cơ và nhiều thiết bị khác giúp họ có khả năng kiểm soát chi phí tốt hơn.

Các hãng xe hơi đang vẽ lại bức tranh ngành ô tô? - Ảnh 2.

Một xưởng sản xuất ô tô tại Mỹ. Ảnh: Business News

Vẽ lại bức tranh ngành ô tô

Lãnh đạo các hãng xe khác hiện đang muốn hoạt động theo mô hình của Elon Musk.

Điều này sẽ đảo ngược xu hướng hàng thập kỷ gia công phần mềm do các nhà cung cấp lớn như Bosch, Continental và Denso đảm nhiệm, để tập trung vào quản lý chuỗi cung ứng, tích hợp các bộ phận riêng biệt, thiết kế và tiếp thị.

Trong thời kỳ điện khí hóa, các hãng ô tô đang dần chuyển hướng sang xe điện với kỳ vọng sẽ giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp Trung Quốc và Hàn Quốc. Các nhà sản xuất ô tô đang hy vọng sẽ tự chủ trong sản xuất pin, đưa sản xuất về gần quê nhà hơn để kiểm soát chi phí và nguồn cung đáng tin cậy.

"Gã khổng lồ" Volkswagen là một ví dụ. Nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới đã đưa sản xuất về Đức khi chi 2,1 tỷ USD cho một nhà máy tại quốc gia này và dự kiến xây thêm 6 nhà máy khác trên khắp châu Âu vào năm 2030. Volkswagen cũng là một ví dụ khác cho việc tự phát triển phần mềm, giống những gì mà Tesla đã làm. 

Mặc dù không có ông chủ ô tô nào có thể vượt qua được Elon Musk và thực hiện bước nhảy vọt sang lĩnh vực sản xuất chip nhưng việc bị mất sản lượng 7,7 triệu chiếc ô tô do thiếu chip toàn cầu đã khiến ngành công nghiệp này tăng cường liên kết chặt chẽ hơn với các nhà thiết kế chip như Qualcomm và Nvidia. Thậm chí, một số hãng đã tính đến việc tự sản xuất chip và các linh kiện.

Đồng thời, các hãng tăng cường bán hàng theo hình thức trực tuyến hoặc cũng giống Tesla,  một số hãng như Rivian và Lucid đã cử các kỹ thuật viên tới tận nhà khách hàng để xử lý những vấn đề nhỏ và các trục trặc lớn hơn sẽ được giải quyết tại các trung tâm dịch vụ. Để làm giảm sự lo lắng của khách hàng, Lucid thậm chí hứa vận chuyển miễn phí xe của khách tới trung tâm dịch vụ gần nhất nếu cần.

Với cách làm đi ngược xu thế, Tesla từ kẻ ngoại đạo thành người dẫn lối và ngành ô tô đang có sự chuyển đổi rất lớn. 

An Mai (Theo Economist/NY Times)
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.