Các lô thiết bị di động trên toàn cầu giảm 14% do Covid-19

Doanh nghiệp - Doanh nhân
07:16 PM 29/05/2020

Đại dịch Covid-19 đã gây thiệt hại nặng cho ngành công nghệ, khi các công ty hủy bỏ hầu hết các sự kiện trong năm và chuyển sang họp trực tuyến. Đồng thời cũng gây ra sự sụt giảm về nhu cầu sử dụng phần cứng, khi các nhà sản xuất đã hoãn các buổi ra mắt thiết bị phần cứng lớn, dự kiến đến hết năm 2020.

Các thiết bị di động dự báo sẽ giảm 14,6% trong năm 2020, trong khi các lô hàng điện thoại thông minh giảm 13,7% so năm 2019.

Theo một báo cáo mới từ công ty phân tích thị trường Gartner, các lô hàng thiết bị (máy tính cá nhân, máy tính bảng và điện thoại di động) trong năm 2020 dự kiến sẽ giảm 13,6%, khoảng 1,9 tỷ thiết bị. Báo cáo cho biết, đã có 2,16 tỷ thiết bị được xuất xưởng năm 2019 gồm hơn 1,7 tỷ điện thoại di động và hơn 400.000 thiết bị máy tính cá nhân. Năm 2020, các lô hàng điện thoại di động và thiết bị máy tính dự kiến sẽ giảm lần lượt là 14,6% và 10,5%.

Ranjit Atwal, Giám đốc nghiên cứu tại Gartner, cho biết, sự suy giảm trong thị trường máy tính cá nhân nói riêng có thể tồi tệ hơn nhiều. Tuy nhiên, do tác động của dịch Covid-19 buộc các doanh nghiệp và trường học phải cho phép hàng triệu người làm việc tại nhà và tăng chi tiêu cho máy tính xách tay, thiết bị Chromebook và máy tính bảng mới cho hầu hết nhân viên của họ. Các cơ sở giáo dục và chính phủ cũng tăng chi tiêu cho các thiết bị đó để tạo điều kiện thuận tiện cho hội họp và học trực tuyến.

Gartner lưu ý thêm rằng, trong hai năm 2021 và 2022 sẽ chứng kiến sự gia tăng trong các lô hàng thiết bị cầm tay như Chromebook, máy tính xách tay và máy tính bảng, bởi hiện vẫn có nhiều người làm việc tại nhà. Xu hướng này kết hợp với các doanh nghiệp cần thiết để tạo ra kế hoạch kinh doanh linh hoạt sẽ khiến máy tính xách tay thay thế máy tính bàn trong những năm tới.

Bên cạnh đó, Gartner cũng dự đoán sự gia tăng của điện thoại thông minh 5G trong năm 2020, tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra do đại dịch Covid-19. Dự báo, điện thoại 5G sẽ chiếm 11% tổng số lô hàng điện thoại di động, nhưng do việc giao hàng chậm trễ của một số mẫu điện thoại, kết hợp với phạm vi địa lý hạn chế, chi phí ngày càng tăng đã ảnh hưởng đến việc áp dụng 5G rộng rãi vào năm 2020.

Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.