Các ngân hàng thương mại chung tay cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID-19
Cơn đại dịch COVID-19 quét qua Việt Nam trong năm 2020 và 2021 đã buộc Chính phủ phải phong tỏa toàn xã hội nhiều lần theo từng đợt dịch, đẩy các doanh nghiệp và ngân hàng "đóng băng" hoạt động kinh doanh. Tình hình khó khăn hơn nhiều khi Quốc hội, Chính phủ, NHNN quyết định cho các ngân hàng được cơ cấu nợ của khách hàng do bị ảnh hưởng của dịch COVID.
Cơn đại dịch COVID-19 quét qua Việt Nam trong năm 2020 và 2021 đã buộc Chính phủ phải phong tỏa toàn xã hội nhiều lần theo từng đợt dịch, đẩy các doanh nghiệp và ngân hàng "đóng băng" hoạt động kinh doanh. Tình hình khó khăn hơn nhiều khi Quốc hội, Chính phủ, NHNN quyết định cho các ngân hàng được cơ cấu nợ của khách hàng do bị ảnh hưởng của dịch COVID.
Có 2 đợt phong tỏa xã hội trên diện rộng là tháng 04/2020 và tháng 6-9/2021 với các đợt phong tỏa xã hội, toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân bị "đóng băng" nên doanh thu và lợi nhuận giảm và thậm chí các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình phá sản hàng loạt, đến khi đại dịch lắng xuống, hoạt động kinh doanh cũng chưa thể phục hồi ngay.
1 Cơ cấu nợ trên toàn xã hội:
Theo chỉ đạo của Chính phủ và Thông tư 14 của NHNN cho phép các NHTM được cơ cấu nợ cho khách hàng trên toàn quốc do tình hình khó khăn của đại dịch COVID-19 làm "đóng băng" các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và ngân hàng. Trước tình hình khó khăn của tất cả doanh nghiệp và người dân, các ngân hàng cơ cấu nợ theo Chỉ thị 14 của NHNN cơ cấu gốc và lãi cho các khoản vay bị ảnh hưởng của dịch đến 30/06/2022, điều này đẩy lợi nhuận của ngân hàng xuống thấp do các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Các cuộc họp và các chính sách tập trung gỡ khó cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, người dân và ngân hàng như cơ cấu cả gốc và lãi vay cho khách hàng đến 30/06/2022 và dự thảo gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng đang được NHNN làm dự thảo xin ý kiến của các bộ ngành để hoàn thiện trình Chính phủ.
2. Tín dụng tăng trở lại từ đầu năm 2022:
Các số liệu công bố của Ngân hàng Nhà nước cho thấy tính đến trước Tết Nguyên đán 2022, dư nợ tín dụng tăng 2,74% so với cuối năm 2021. Dư nợ tín dụng tăng bứt phá ngay từ đầu năm cho thấy dòng vốn đã được khai thông và được nền kinh tế đón nhận và hấp thụ, khả năng khôi phục của nền kinh tế rất khả quan. Điều đó cho thấy khả năng hấp thu và khai thông dòng vốn đang được đẩy mạnh, đi đầu là những ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, Vietinbank…
Tính theo con số tăng trưởng dư nợ gần cuối tháng 1/2022, lượng tín dụng được bơm ra trong tháng 1 đạt gần 286.000 tỷ đồng, mức tăng theo tháng mạnh nhất trong nhiều năm trở lại đây. Trước đó, tăng trưởng tín dụng đã tăng mạnh trong quý IV/2021. Năm 2022, NHNN dự kiến mở rộng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng lên khoảng 14% và có thể linh hoạt theo định hướng điều hành.
Việc phân bổ tín dụng vào các lĩnh vực sẽ được thực hiện theo các công cụ hạn mức tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng và các phương án điều hành khác. Tăng trưởng tín dụng sẽ linh hoạt hơn để hỗ trợ nền kinh tế, cùng với gói tín dụng hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng ưu tiên vào lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, lĩnh vực phục hồi kinh tế.
Theo kết quả điều tra xu hướng tín dụng của các tổ chức tín dụng tháng 12/2021 của NHNN, dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được dự báo tăng 5,3% trong quý I/2022 và tăng 14,1% trong năm 2022.
3. Các ngân hàng thương mại đồng hành với khách hàng doanh nghiệp:
Trước những khó khăn của toàn xã hội, các ngân hàng tung các gói cho vay lãi suất thấp nhằm hỗ trợ và đồng hành cùng khách hàng vượt qua khó khăn trong đại dịch, khôi phục lại sản xuất và hướng đến mục tiêu tăng trưởng.
Ngân hàng Á Châu ACB đã tung gói hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp với lãi suất cho vay ngắn hạn 5%/năm.
Ngân hàng Bắc Á (Bacabank) với gói 5000 tỷ đồng cho khách hàng là cá nhân kinh doanh vay với lãi suất 4,99%/năm. Đối với khách hàng doanh nghiệp, lãi suất cho vay ngắn hạn là 6%/năm. Với những hỗ trợ này Bacabank sẽ đồng hành cùng khách hàng khôi phục lại kinh doanh.
Các gói lãi suất thấp được kỳ vọng sẽ hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh nhanh chóng khôi phục trở lại trong thời gian tới.
Đức Cảnh - Lê HảiBáo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước đến hết tháng 11 là 410.953,1 tỷ đồng, đạt 60,43% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.