Các nhà đầu tư chứng khoán F0, liệu có đang đầu tư theo “phong trào” ?
Không quan tâm tình hình tài chính của doanh nghiệp ra sao, lợi nhuận công ty thế nào, không biết đọc biểu đồ kĩ thuật, thường mua theo phong trào do được "phím hàng", sau khi mua thì "khấn" để cổ phiếu tăng giá. Đây là thực trạng của không ít nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán hiện nay, và đa phần đều là các nhà đầu tư mới, hay còn gọi là nhà đầu tư F0.
Không chỉ các nhà đầu tư trẻ, hiện tại rất nhiều người với các ngành nghề độ tuổi đã lấn sân chứng khoán với các mục đích khác nhau, có người muốn chứng khoán trở thành một kênh đầu tư hiệu quả nhưng cũng có những người coi đó là một nơi để học hỏi kinh nghiệm. Và những người mới, hay còn gọi là những F0 thường gặp phải những sai lầm cơ bản như thiếu thông tin (thông tin về doanh nghiệp, công ty, thị trường…), thiếu kỹ năng (kỹ năng đặt lệnh, kỹ năng xử lý mua bán, chốt lời, cắt lỗ…) và thiếu cả bản lĩnh để giữ vững tâm lý khi mã cổ phiếu giảm sâu.
Có khá nhiều nhà đầu tư đặt lệnh theo may rủi và mang cả tâm lý cầu khấn tâm linh để cổ phiếu lên. Không phải đỏ - đen như chơi cờ bạc, chứng khoán sẽ là đỏ - xanh (xuống – lên) với những người không có kiến thức và không tìm hiểu kỹ thị trường. Những người này cũng là có nguy cơ gặp phải các đội lái, và âm tiền là điều dễ hiểu"
Song song với sự bùng nổ của các nhà đầu tư F0, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng xuất hiện nhiều hơn hiện tượng đầu tư theo kiểu FOMO (Fear of missing out - nhà đầu tư đổ xô mua một tài sản vì sợ bỏ lỡ cơ hội kiếm lời). Theo các nhà phân tích chứng khoán, việc nhà đầu tư F0 lao vào thị trường và không xác định một chiến lược đầu tư rõ ràng, đầu tư theo cảm xúc thì lợi nhuận của họ sẽ không được bền vững trong tương lai.
Các nhà đầu tư nên nhìn vào bức tranh kinh doanh của các doanh nghiệp
Với một thị trường biến động như chứng khoán, người kiếm tiền bằng cảm tính chính là người dễ thất bại nhất. Trước khi đưa ra một quyết định đặt lệnh giao dịch, các nhà đầu tư trẻ mới đầu tư chứng khoán nên tìm hiểu kỹ về thị trường, hơn là lao vào thị trường với tâm lý "thực chiến" và phó mặc tài sản đầu tư đã tích lũy của mình cho việc thắng thua.
Bày tỏ quan điểm trên, ông Kakazu Shogo - CEO của PGT Holdings chia sẻ: "Tham gia thị trường chứng khoán cũng tương tự một chiến binh ra trận, khi nhà đầu tư đã vững vàng kiến thức về tài chính, xác lập rõ được kế hoạch cũng như chiến lược đầu tư, thì sẽ trở thành một chiến binh tinh nhuệ, với đầy đủ tiềm lực để chiến thắng bất kỳ trận chiến nào".
Đơn cử như cổ phiếu của PGT Hodings ( Mã cổ phiếu HNX: PGT), nếu chỉ nhìn vào cục diện cổ phiếu PGT bị cảnh báo, mà các nhà đầu tư đã bỏ qua thì thật là đáng tiếc. Khi bức tranh kinh tế kết quả kinh doanh của PGT đã có nhiều chiều hướng lên dốc vượt bậc.
Theo BCTC hợp nhất quý 3/2021 vừa công bố, doanh thu thuần quý 3 của PGT đạt 229 triệu đồng. Điểm nhấn trong bức tranh kinh doanh của đơn vị đến từ doanh thu hoạt động tài chính, đạt gần 1.3 tỷ đồng, gần gấp đôi cùng kỳ.
Tại thời điểm 30/09/2021, tổng tài sản của PGT ghi nhận hơn 57 tỷ đồng, tăng nhẹ so với hồi đầu năm. Trong đó, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn hơn 6.9 tỷ đồng, gấp đôi con số đầu năm với toàn bộ đến từ chứng khoán kinh doanh. Ngược lại, các khoản phải thu ngắn hạn giảm 38%, xuống còn 21.6 tỷ đồng.
Trong một diễn biến khác, PGT đang lên kế hoạch chào bán 2 triệu cổ phiếu ra thị trường (mệnh giá 10,000 đồng/cp), tương đương tổng giá trị chào bán là 20 tỷ đồng. Giá chào bán dự kiến tối thiểu là 10,000 đồng/cp.
Cổ phần chào bán thêm sẽ bị hạn chế chuyển nhượng theo luật quy định. Thời gian thực hiện trong vòng 90 ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản chấp thuận. Nếu thành công, PGT sẽ nâng vốn điều lệ từ hơn 92 tỷ đồng lên 112 tỷ đồng.
Do đó PGT là cổ phiếu vô cùng tiềm năng với các nhà đầu tư.
PVKhi cái lạnh mùa đông tràn về, không ít du khách chọn cách “chạy trốn” rét buốt để tìm đến những miền đất ấm áp, rực rỡ ánh đèn lễ hội.