Các nhà đầu tư chứng khoán nên làm gì giữa ảnh hưởng của cuộc căng thẳng Nga -Ukraina?
Căng thẳng từ cuộc chiến Nga –Ukraina đã gây ra ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Thị trường chứng khoán thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang gặp nhiều biến động. Để tối ưu hoá lợi nhuận nhà đầu tu nên làm gì để có lợi nhuận cao nhất. PV Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị có buổi trao đổi với ông Ông Kakazu Shogo - CEO của PGT Holdings
Câu 1. Thưa ông, ông đánh giá ra sao về tình hình thị trường chứng khoán thế giới và Việt Nam giữa căng thẳng của cuộc chiến Nga- Ukraina?
Tôi rất lấy làm tiếc vì xung đột giữa Nga và Ukraine đã xảy ra, và tôi hy vọng rằng chiến tranh sẽ kết thúc càng sớm càng tốt. Trước tình hình đó, thị trường chứng khoán thế giới và Việt Nam cần phải quay nhìn lại về lịch sử chiến tranh và xung đột trong quá khứ để đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp trong bối cảnh này. Khi kiểm tra sự vận động của thị trường chứng khoán của năm đó vào thời điểm có những trường hợp khẩn cấp (như chiến tranh hay xung đột) xảy ra, thì thực tế là, khi chiến tranh chỉ mới sắp bùng nổ thì thị trường chứng khoán đã có những biến động lớn do rủi ro chính trị không ổn định, khi chính thức xảy ra các sự kiện xung đột này thì thị trường sẽ giảm mạnh, nhưng thị trường chứng khoán sẽ trở lại trạng thái bình thường vì chúng ta đã nhận thức được thực tế đó. Chính vì lẽ đó, trong đầu tư có câu nói "nên mua vào những lúc khẩn cấp".
Ông Kakazu Shogo - CEO của PGT Holdings trong buổi trao đổi, làm việc trực tiếp với phó chủ tịch, các sở, ban ngành của tỉnh Đồng Tháp.
Để làm sáng tỏ lịch sử của thị trường chứng khoán, đã có một báo cáo nghiên cứu 16 trường hợp lớn (chiến tranh và xung đột) xảy ra trên thế giới trong những năm 1970 và các xu hướng giá cổ phiếu tiheo sau đó. Các sự kiện khẩn cấp xảy ra từ rủi ro chính trị bao gồm Liên Xô cũ xâm lược Afghanistan (1979), Chiến tranh vùng Vịnh (1991), và Nga xâm lược Crimea (2014). Theo báo cáo này, phân tích chỉ số chứng khoán S & P 500, là chỉ số chứng khoán lớn nhất ở Hoa Kỳ, cho thấy số ngày điều chỉnh chỉ số chứng khoán S & P 500 giảm sau khi các trường hợp khẩn cấp xảy ra và quay lại trạng thái bình thường trong vòng ít nhất là 2 ngày và nhiều nhất là 44 ngày, trung bình rơi vào khoảng 19 ngày. Tỷ lệ tăng / giảm của chỉ số là âm 17,1% đến âm 1,8% và trung vị là âm 5,1%. Và một năm sau, chỉ số này đã tăng từ âm 28,2% lên cộng 34,1% và mức trung bình là cộng 16,9%. Ngoài ra, 14 trong số 16 sự kiện khẩn cấp này đã khiến giá cổ phiếu tăng đáng kể vào một năm sau đó.
Hai trong số những sự kiện khẩn cấp đó đã khiến thị trường sụt giảm, Chiến tranh Trung Đông lần thứ tư năm 1973 và Cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 nhắm vào Hoa Kỳ năm 2001, nhưng đều có lý do rõ ràng cho cả hai. Đó cũng là thời kỳ suy thoái ở Hoa Kỳ. Sau đó, thị trường chứng khoán đang diễn biến theo cùng một cách trong cuộc chiến giữa Nga và Ukraine lần này. Cùng một chỉ số, giá đồng cửa ngày 24 /2 sau khi Nga xâm lược, ở mức 4520.16, tăng 1.4% so với ngày trước đó và một tháng sau, vào ngày 25 tháng 3, đóng cửa ở mức 4543.06. VNINDEX của Việt Nam đóng cửa với mức 1494.85 vào ngày 24 tháng 2 và vào ngày 35 tháng 3, đóng cửa ở mức 1498.50. Trong trung và dài hạn, giá cổ phiếu giảm do rủi ro địa chính trị xung đột có thể được coi là một cơ hội để các nhà đầu tư mua vào. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất cần đề phòng là tác động của các sự kiện xung đột này sẽ làm tăng giá các nguồn tài nguyên như dầu thô, giá lúa mì và lương thực, đồng thời giá nguyên liệu thô tăng sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế là nguồn cơn dẫn đến suy thoái kinh tế. Chính vì thế, các nhà đầu tư cần phải chọn xem nên đầu tư vào mã cổ phiếu nào là tốt. Để mà đầu từ thì Các mã Defensive stock đang được khuyến khích đầu tư hơn các mã Gross stock lý do là vì có thể đảm bảo được lợi nhuận doanh nghiệp ngay cả khi có các nguy cơ suy thoái kinh tế xảy ra. Ngoài ra, tôi nghĩ các nhà đầu tư không nên đầu tư vào lĩnh vực năng lượng chỉ vì giá dầu thô và tài nguyên có thể tăng. Nếu giá năng lượng tăng do ảnh hưởng của giá dầu thô cao thì khả năng suy thoái sẽ gia tăng, còn nếu nền kinh tế suy thoái, nhu cầu sẽ giảm nên giá dầu thô và các sản phẩm khác có thể giảm đáng kể. Theo tôi thì đó là một canh bạc vô cùng rủi ro.
Câu 2. Lợi thế khi nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam qua lĩnh vực M&A?
Thật ra thì vì tỉ lệ thành công trong kinh doanh ở Việt Nam rất cao nên có hai lợi thế chính:
Thứ nhất, các công ty nước ngoài có bí quyết, công nghệ và tiền đầu tư có thể đầu tư vào các công ty ưu tú tại Việt Nam thông qua M&A, để có thể tiếp xúc các công ty đã và đang hoạt động theo đúng luật và tục quán của Việt Nam. M & A thường được so sánh với hôn nhân, việc gặp gỡ một công ty định mệnh từ một hàng loạt ứng cử viên là các công ty khác sẽ trở thành một yếu tố dẫn đến thành công hơn là một công ty nước ngoài thành lập theo kiểu start up.
Thứ hai, một công ty nước ngoài phải mất rất nhiều thời gian để thành lập công ty từ đầu, từ việc đầu tư trang thiết bị, thuê nhân lực, thành lập tổ chức, mua sắm nguyên vật liệu, phát triển sản phẩm cho đến dịch vụ và phát triển khách hàng. Thông qua M & A, chúng tôi có thể phát triển công ty nhanh hơn bằng cách cung cấp bí quyết và công nghệ mới dựa trên nền tảng của các công ty đang kinh doanh. Bạn có thể tiết kiệm được thời gian cần thiết để phát triển doanh nghiệp của mình. Trong kinh doanh thì tốc độ là vô cùng quan trọng. Hiện nay, thị trường Việt Nam đang phát triển rất nhanh chóng, tăng tốc phát triển kinh doanh thông qua M&A là một yếu tố tạo nên thành công để chiến thắng trong cạnh tranh và phát triển.
Câu 3: Ông có thể cho một vài lời khuyên tới các nhà đầu tư chứng khoán trong bối cảnh hiện nay?
Warren Edward Buffett, nhà đầu tư nổi tiếng bậc nhất thế giới, đã chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 3 năm 2014 trong cuộc xâm lược Crimea của Nga và kêu gọi tiếp tục đầu tư cổ phiếu rằng: "Các công ty của Mỹ rất có giá. Nhưng điều tồi tệ nhất là họ lại nắm giữ quá nhiều tiền mặt trong thời kỳ chiến tranh." Theo ông : "Giá cổ phiếu đã tăng trong suốt tất cả các cuộc khủng hoảng mà tôi đã từng trải qua. Nó chính xác là "Nên mua trong trường hợp khẩn cấp". Và liên quan đến việc tăng lãi suất thận trọng nhất, Hoa Kỳ có kế hoạch tăng lãi suất chính sách thêm 0,25-0,5% bảy lần vào năm 2022 và dự kiến sẽ tiếp tục vào năm 2023, trong khi Ngân hàng Trung ương Việt Nam là 4% vào năm 2022. Dự kiến không thay đổi và tăng lãi suất lần lượt 4,5% và 0,5% vào năm 2023. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển tốt và xuất siêu năm thứ sáu liên tiếp. Đây cũng là lý do tại sao thị trường chứng khoán Việt Nam và thị trường toàn cầu vốn lo ngại về suy thoái nay đã tách rời nhau, không còn liên động với nhau nữa. Thay vì đầu tư các quỹ vào các tài sản an toàn như vàng và tiền mặt, thì tôi nghĩ chúng ta nên đầu tư vào các công ty Việt Nam thì tốt hơn, hãy đầu tư thay vì ôm tiền mặt trong thời kỳ này.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Mới đây, một trong những nhật báo lớn nhất Ấn Độ - Times of India, đã vinh danh những bãi biển tại đảo Phú Quốc trong top 9 đẹp nhất Châu Á.