Các nhà đầu tư chứng khoán thận trọng rót vốn theo tình hình căng thẳng Nga - Ukraine

Đầu tư và Tiếp thị
08:02 AM 03/03/2022

Thị trường chứng khoán được dự báo tiếp tục giao dịch trong trạng thái thận trọng trước sự căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine.

photo-1646232654633

Đóng cửa ngày 2/3/2022, VN-Index giảm 13,26 điểm (0,88%) còn 1.485,52 điểm, HNX-Index giảm 1,31 điểm (0,3%) xuống 442,25 điểm, UPCoM-Index giảm 0,58 điểm (0,52%) còn 111,8 điểm.

Diễn biến của phiên 2/3 khá giống với phiên giao dịch ngày 28/2 khi tâm lý các nhà đầu tư có sự thận trọng thể hiện qua việc thanh khoản thị trường giảm. Tổng giá trị khớp lệnh trên toàn thị trường đạt ở mức gần 29 ngàn tỷ đồng (trong khi phiên giao dịch ngày 28/2: 26.667 tỉ đồng), riêng tại HNX là gần 3.3 ngàn tỷ đồng.

Thị trường giảm điểm chung ở nhiều nhóm. Chuyển động dòng tiền tại nhóm ngân hàng thêm phần tiêu cực vào cuối phiên chiều. Riêng cổ phiếu của các nhà băng đã lấy đi hơn 11,7 điểm của VN-Index. Đóng cửa, 22/27 mã chìm trong sắc đỏ, trong đó biên độ giảm mạnh nhất đến từ hàng loạt nhà băng lớn như MBB, STB, HDB, CTG, MSB, BID, LPB, VPB,...

Tâm điểm thị trường tài chính vẫn là sự chú ý về căng thẳng giữa Nga và Ukraine. Các biện pháp trừng phạt gần đây nhất là chặn các Ngân hàng của Nga ra khỏi hệ thống nhắn tin SWIFT toàn cầu, trong khi những nghi ngờ đang gia tăng về khả năng của Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga trong việc kiểm soát hệ thống tài chính Nga và đồng rúp.

Đặc biệt, Nga đã nâng lãi suất cơ bản từ 9.5% lên 20% và áp dụng một số biện pháp ngăn dòng vốn chảy khỏi nước này. Trong khi đó, phái đoàn Ukraine đang trên đường đến Belarus, nơi tổ chức cuộc gặp giữa Ukraine và Nga, cuộc đàm phán diễn ra vào tối 28- 2 theo giờ Việt Nam.

Đa số các nhóm ngành bị giảm điểm, tuy nhiên có vài nhóm ngành hưởng lợi như dầu khí, thép, phân bón và than. Nhà đầu tư có thể tiếp tục tìm kiếm lợi nhuận trên nhóm cổ phiếu này khi kỳ vọng căng thẳng nguồn cung các nhóm mặt hàng này sẽ còn kéo dài.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức trung tính (mức duy trì điểm sẽ đi ngang, khiến các nhà đầu tư sẽ khó nắm bắt thị trường để đầu tư sinh lời). Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức 45-50% danh mục và quan sát thêm diễn biến thị trường ở phiên giao dịch kế tiếp, hạn chế bán tháo ở nhịp giảm mạnh vì rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp.

Nhà đầu tư có thể tận dụng những phiên điều chỉnh của thị trường để giải ngân cho danh mục đầu tư trung dài hạn. Trong đó cổ phiếu có vốn hóa vừa và nhỏ vẫn là một gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư. Mức giá tốt so với các doanh nghiệp cùng ngành, là lợi thế khiến nhiều nhà đầu tư muốn tìm hiểu và rót vốn vào mã PGT trên sàn HNX.

photo-1646232658323

Khép lại giao dịch tháng 2/2022, cổ phiếu PGT vẫn nằm trong vùng điểm tăng trưởng đã được các chuyên gia chứng khoán dự đoán trước đó (giá cổ phiếu 10,400 – 11,400 VNĐ). Đặc biệt ngày 14/2, mã PGT ghi nhận khớp lệnh thành công với khối lượng 997,301 cổ phiếu, tạo nên cột mốc thanh khoán mới đầy sự bứt phá trong đầu năm 2022 của doanh nghiệp. Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng sang tháng 3/202 cổ phiếu PGT Holdings sẽ "ăn nên làm ra" hơn nữa.

Tại phiên giao dịch ngày hôm nay đóng cửa phiên cổ phiếu PGT đóng cửa với mức giá 10,100 VNĐ. Tuy có giảm điểm so với phiên ngày hôm qua 1/3/2022, nhưng tuy nhiên đó có thể là lợi thế để các nhà đầu tư mua vào cổ của PGT trong bối cảnh các cổ phiếu vốn hóa lớn có sự rung lắc mạnh.

Bên cạnh đó đối với các giao dịch ngắn hạn có thể tìm kiếm lợi nhuận trên nhóm thép, phân bón, dầu khí khi căng thẳng nguồn cung thế giới dự báo còn kéo dài.

Với diễn biến thị trường chưa thực sự mạnh và còn tiềm ẩn rủi ro suy yếu, nhà đầu tư vẫn cần thận trọng và cân nhắc các yếu tố rủi ro. Đồng thời nên cân nhắc giữ tỷ trọng danh mục ở mức an toàn để phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra.

Thông tin doanh nghiệp

PGT Holdings (HNX: PGT) có một xuất phát điểm là tiền thân của Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31,8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản).

Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh vực M&A.

Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Mỹ phẩm - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm trong năm 2021.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.

PGT đang đặt mục tiêu trở thành công ty M&A số 1 tại Việt Nam và thế giới. Đây cũng là lý do các nhà đầu tư đang rất quan tâm đến mã cổ phiếu tiềm năng đến từ công ty M&A của CEO Nhật Bản Kakazu Shogo. PGT Holdings tin rằng, cùng với những định hướng phù hợp trong từng giai đoạn và triết lý kinh doanh " Giá trị bền vững", PGT sẽ đem lại lợi nhuận dài hạn cho các nhà đầu tư.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured


PV
Ý kiến của bạn