Các nhà đầu tư ngoại đang đi “Ngược chiều” so với nhà đầu tư nội

Đầu tư và Tiếp thị
07:32 AM 17/11/2022

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/11/2022, VN-Index tăng 31 điểm (3,4%) lên 942,9 điểm, HNX-Index tăng 7,66 điểm (4,36%) đạt 183,45 điểm, UPCoM-Index tăng 2,03 điểm (3,2%) đạt 65,32 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch của VN-Index đạt hơn 1 tỷ đơn vị; khối lượng khớp lệnh đạt 934 triệu đơn vị, với giá trị 12,3 ngàn tỷ. Qua đó ghi nhận là phiên giao dịch có thanh khoản khớp lệnh cao nhất kể từ tháng 3/2022. HNX-Index ghi nhận tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 121 triệu đơn vị, với giá trị 1,3 ngàn tỷ đồng. Khối ngoại tiếp tục duy trì mua ròng trên cả hai sàn. Cụ thể, khối này mua ròng tổng cộng 638 tỷ đồng trên sàn HOSE, trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 34,6 tỷ đồng

Giữa lúc thị trường chứng khoán lao dốc (ở những phiên trước ngày 16/11/2022), cổ phiếu bị rớt giá mạnh, trái ngược với cảnh bán tháo của nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng sáu phiên liên tiếp với tổng giá trị hơn 6.200 tỉ đồng.

Thực trạng TTCK giai đoạn tháng 11/2022

Thứ nhất, chứng khoán tăng hay giảm, ngoài phụ thuộc vào yếu tố thị trường thì còn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều vào tâm lý của các nhà đầu tư. Thời gian vừa qua, chứng khoán Việt chứng kiến nguồn vốn F0 lớn đổ vào thị trường, thế nên, việc họ bán tháo trong lúc này cũng là điều dễ hiểu. Đơn giản vì họ sợ rủi ro.

Tuy nhiên, nếu nhìn sang khối ngoại, chúng ta có thể thấy các nhà đầu tư lại đang mua vào liên tục với số lượng lớn. Tại sao khối ngoại lại mua vào lúc này? Bởi vì họ chấp nhận để tiền vài tháng đến vài quý để sinh lợi nhuận khổng lồ, và thời điểm này mua vào là tốt nhất. Còn nhiều người Việt dùng margin, đầu tư với mong muốn lướt sóng, nên khi lỡ vào lúc chứng khoán ở đỉnh, họ sợ rủi ro và phải bán tháo. Do lướt sóng nên càng ngâm lâu, họ lại chịu lỗ càng cao.

Thứ hai, giá trị hàng hóa được xác định bởi nhu cầu thị trường. Cổ phiếu cũng vậy, khi lượt mua nhiều mà lượng bán ít thì giá sẽ tăng. Ngược lại, khi bán nhiều mà mua ít thì giá sẽ giảm. Thế nên giá cổ phiếu phụ thuộc rất lớn vào tâm lý của nhà đầu tư. Còn nếu nói theo tăng trưởng của doanh nghiệp thì đó là một yếu tố khác của cổ phiếu. Chia lợi nhuận, cổ tức thì mới quan tâm đến lợi nhuận doanh nghiệp mà thôi.

Chỉ có các nhà đầu tư trong nước với tâm lý bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, sợ rủi ro, dùng margin, tư tưởng chốt lời nhanh, nóng, nên không đủ sức để bước qua giai đoạn này vào bán tháo khiến chứng khoán giảm. Chứ các nhà đầu tư ngoại, họ lại tranh thủ mua vào những lúc này và đợi chốt lời vào cuối năm.

Nhà đầu tư nước ngoài liên tục 'tung tiền' mua cổ phiếu giảm giá

Cụ thể, thị trường chứng khoán tiếp tục chìm trong "chảo lửa" phiên hôm nay, 14-11. Có lúc chỉ số VN-Index giảm gần 30 điểm. (Đóng cửa phiên giao dịch ngày 14/11/2022, VN-Index giảm 13,49 điểm (1,41%) về 941,04 điểm, HNX-Index giảm 6,36 điểm (3,35%) xuống 183,45 điểm, UPCoM-Index giảm 1,82 điểm (2,65%) còn 66,81 điểm.)

Đáng chú ý, giữa lúc hàng loạt cổ phiếu bị rớt giá do nhà đầu tư trong nước bán ra, nhà đầu tư nước ngoài lại tranh thủ "vợt hàng", mua ròng tới 1.700 tỉ đồng, trở thành phiên thứ sáu liên tiếp mua ròng, đồng thời giúp rút ngắn mức giảm của thị trường chung.

Mới tuần trước (7/11 - 11/11/2022), trong lúc chỉ số VN-Index giảm tổng cộng gần 43 điểm, khối ngoại cũng mua ròng hơn 4.500 tỉ đồng. Như vậy, lũy kế sáu phiên gần đây nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng hơn 6.200 tỉ đồng.

Sau khi lập đỉnh lịch sử với mốc hơn 1.528 điểm vào hồi đầu năm 2022, đến nay chỉ số chứng khoán VN-Index đã bị giảm 587 điểm (-38%), nhiều cổ phiếu cũng bị rớt giá từ 30-70% trở lên. Tuy nhiên, cũng từ đầu năm đến nay khối ngoại đã mua ròng xấp xỉ 4.600 tỉ đồng, trái ngược diễn biến bán ròng hơn 54.200 tỉ đồng ở cùng kỳ năm trước - khi đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh.

Với chiến lược đầu tư dài hạn, chính định giá thấp đã góp phần thu hút nhà đầu tư nước ngoài tăng mua ròng. Hiện định giá P/E (giá thị trường so với giá trị thu nhập cổ phiếu) ở thị trường chứng khoán Việt đã bị giảm về mốc 9,x lần - thấp hơn so với thị trường ở nhiều nước khác lân cận như Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan…

Các chỉ số chứng khoán đang ở định giá tốt

Bên cạnh đó, định giá P/B (giá thị trường của cổ phiếu so với giá trị trong sổ sách) của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đang ở mốc 1,5 lần, thấp hơn thị trường Indonesia, Philippines và Thái Lan.

Theo thống kê, rất hiếm khi P/E thấp như hiện tại. Bên cạnh đó, tính từ tháng 4-2009 đến nay xác suất định giá P/B nằm dưới mốc này cũng rất thấp.

Trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam, định giá P/B rơi xuống vùng thấp chủ yếu nằm trong giai đoạn cuối năm 2011 đến đầu 2013, đi kèm với đó là tình hình nợ xấu hệ thống ngân hàng gia tăng, lãi suất cho vay có nhiều giai đoạn lên hơn 20%, lãi suất huy động cũng có lúc 15-18%, thị trường bất động sản đổ vỡ và trải qua "mùa đông" khá dài.

Theo các chuyên gia "Chúng tôi cho rằng ở thời điểm hiện tại, khả năng kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước tốt hơn giai đoạn trước và "bơm tiền" thấp hơn nhiều, nên tình trạng sẽ không đến mức như giai đoạn đấy"

Hiện nhiều yếu tố vĩ mô còn bất lợi và chưa rõ ràng, nên việc dự đoán ngắn hạn gặp khó. Tuy nhiên, với định giá cổ phiếu rơi xuống vùng thấp bậc nhất trong lịch sử, "đây là môi trường tốt để đầu tư dài hạn và tích sản".

Việc đầu tư dài hạn trong giai đoạn này cũng cần phân bổ làm nhiều lần để bảo đảm sức mua. Việc tích sản cũng cần tuân thủ nguyên tắc đều đặn, mua trong các nhịp giảm sâu.

Dù vậy, nhiều công ty chứng khoán cũng cho biết vì định giá của VN-Index hiện đã giảm về mức thấp trong nhiều năm, nên phù hợp để tích lũy những cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt cho mục tiêu dài hạn. Lưu ý, những doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính cao và ngành kinh doanh mang tính chu kỳ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn so với phần còn lại.

Thay vì dò đáy, chọn cách xác định chỉ số VN-Index sẽ tăng tới mức nào trong vài năm tới. Mặt bằng chung giá cổ phiếu hiện đang thấp, trong khi GDP Việt Nam vẫn ước tính hồi phục tăng 8% và lạm phát vẫn kiểm soát dưới mức 4% ở năm 2022, tăng trưởng kinh tế năm 2023 có thể giảm tốc song nhiều doanh nghiệp niêm yết vẫn có triển vọng tăng thu nhập.

Chia sẻ thêm về góc nhìn dài hạn của TTCK đặc biệt là mã PGT, CEO PGT Holdings ông Kakazu Shogo bày tỏ:

"Nền kinh tế và các cổ phiếu Việt Nam khi đã được chiết khấu một cách tương đối có thể trở thành một trong những điểm trú ẩn của dòng tiền. Đây cũng chính là lý do dòng tiền nước ngoài đã bắt đầu giải ngân dần trở lại. Với góc nhìn dài hạn hơn trong TTCK, đó vẫn là một cơ hội rất tuyệt vời ở thị trường Việt Nam".

Thêm vào đó ông Kakazu Shogo luôn nhấn mạnh yếu tố cơ bản của doanh nghiệp là sự minh bạch về thông tin tới công chúng. "Thị trường chứng khoán là thị trường hết sức nhạy cảm, là thị trường của niềm tin. Do đó, tính minh bạch là điều cần đặc biệt chú trọng. Một thị trường chứng khoán phát triển tốt và bền vững cần dựa trên nhân tố cốt lõi là niềm tin của giới đầu tư và niềm tin này chỉ có thể có nếu thị trường thực sự công khai, minh bạch. Nếu doanh nghiệp không chú trọng những điều này, việc mất niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường sẽ là điều tất yếu."

Trong dài hạn, khi thị trường quay lại những mốc điểm lợi thế, dòng tiền quay lại với thị trường chứng khoán mạnh mẽ hơn, mã cổ phiếu PGT sẽ giúp các nhà đầu tư ăn nên làm ra. Vì thế, PGT là một gợi ý để các nhà tìm hiểu và lựa chọn góp vốn.

photo-1668605702027

Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.

Khép lại phiên giao dịch ngày 16/11/2022, mã PGT tăng trần và đóng cửa với mức giá 3,100 VNĐ

Thông tin doanh nghiệp

PGT Holdings (HNX: PGT) tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.

Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.

Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.

Năm 2022, bắt nhịp với những xu hướng kinh tế cùng với đó PGT cũng tham gia lĩnh vực kinh doanh mới là tạo lập thị trường NFT..

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.