Cải cách hành chính là khâu quan trọng, đột phá trong chỉ đạo điều hành của TP Hà Nội

Địa phương
08:35 AM 04/07/2024

Đó là khẳng định của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải tại phiên trả lời chất vấn Kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội. Theo đó, UBND TP sẽ sớm báo cáo Thành ủy, HĐND TP để tổ chức triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi), các quy hoạch của Thủ đô kịp thời, tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách, tiên phong trong cải cách hành chính, chuyển đổi số.

Trong nội dung tiếp thu, giải trình về các nội dung chất vấn của các đại biểu tại Kỳ họp, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải, khẳng định cải cách hành chính và kỷ luật, kỷ cương trách nhiệm hành chính là nội dung quan trọng, thiết thực, đột phá để phát triển, đem lại hiệu quả bền vững nhất. Tuy nhiên, đây cũng là khâu còn có hạn chế, điểm nghẽn, nếu tháo gỡ được sẽ thúc đẩy sự phát triển và nâng cao niềm tin của người dân và doanh nghiệp.

UBND Thành phố luôn quán triệt và nhận thức cải cách hành chính, kỷ luật, kỷ cương hành chính là yếu tố tiên quyết để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành và thực thi chính sách, pháp luật; là khâu quan trọng trong đổi mới phương thức lãnh đạo, quản lý, điều hành để xây dựng "Chính quyền phục vụ - Xã hội niềm tin"; xây dựng nền hành chính phục vụ - văn minh - hiện đại - minh bạch - hiệu lực, hiệu quả lấy Người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.

Cải cách hành chính là khâu quan trọng, đột phá trong chỉ đạo điều hành của TP Hà Nội- Ảnh 1.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải tại phiên chất vấn HĐND - Ảnh: VGP

Làm rõ thêm một số nội dung liên quan và đặc biệt là những giải pháp trong thời gian tới triển khai thực hiện các chỉ đạo của Trung ương, các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Thành ủy, các Nghị quyết HĐND thành phố, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, UBND Thành phố luôn chú trọng và nỗ lực đổi mới công tác chỉ đạo điều hành, giai đoạn 2021 – 2025 với phương châm “5 rõ, 1 xuyên suốt”, năm 2023 đến nay là “3 rõ, 1 xuyên suốt”. Năm 2024 là năm thứ tư liên tiếp Thành phố xác định chủ đề năm công tác “kỷ cương, trách nhiệm, hành động sáng tạo và phát triển” với kỷ cương, kỷ luật trách nhiệm luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu.

Các giải pháp UBND Thành phố đã triển khai, đó là tiếp tục chú trọng đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và sâu sát, quyết liệt trong hành động.

Cụ thể, UBND Thành phố đã trình HĐND phê duyệt và thông qua đề án phân cấp, ủy quyền trong quản lý nhà nước với quan điểm cấp nào gần người dân, doanh nghiệp nhất, thực hiện tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp thì giao cho cấp đó thực hiện.

Qua đó đã cắt giảm, tái cấu trúc tinh gọn nhiều TTHC; nhiều nội dung công việc đã được phân cấp, ủy quyền đến các cấp, các ngành xử lý trực tiếp, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm tầng nấc trung gian, kịp thời đáp ứng nhu cầu, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn (như: công tác xác định giá đất; quản lý tài sản công; các thủ tục hành chính trong lĩnh vực môi trường, công thương, lao động, giải quyết việc làm, quản lý đô thị...

UBND Thành phố đã chủ động ban hành Chương trình hành động, Chương trình công tác để thực hiện các nhiệm vụ theo nguyên tắc rõ nhiệm vụ, rõ đơn vị chủ trì, rõ Lãnh đạo UBND Thành phố chỉ đạo và rõ sản phẩm, kết quả đầu ra, rõ thời gian hoàn thành. Chương trình công tác được định kỳ rà soát, đôn đốc theo tháng, quý để kịp thời cập nhật, điều chỉnh, bổ sung phù hợp nhằm thực hiện tốt nhất các nội dung theo kế hoạch đề ra.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, cải cách hành chính, đưa vào sử dụng hệ thống dvc trực tuyến, tăng cường họp trực tuyến; sử dụng tài khoản, chữ ký số và văn phòng điện tử để giải quyết công việc trên môi trường mạng...

UBND Thành phố cũng đã thành lập Tổ công tác kiểm tra, theo dõi và đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Trung ương và Thành phố. Qua thống kê, Tổ Công tác đã ban hành nhiều văn bản đôn đốc thường xuyên, tổ chức họp, giao ban trực tiếp và trực tuyến đôn đốc, kiểm đếm công việc (với gần 50 văn bản chấn chỉnh, nhắc nhở và trên 1.100 văn bản đôn đốc công việc); qua đó góp phần giảm số lượng các nhiệm vụ quá hạn (giảm 12%) so với trước khi thành lập Tổ Công tác.

Thành phố cũng đã đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra công vụ trên địa bàn (với gần 4.500 cuộc, trong đó cấp Thành phố là 139 cuộc và cấp huyện, đơn vị hiệp quản là trên 4.300 cuộc) với các chuyên đề về kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy tắc ứng xử, tiếp công dân, kiểm tra công vụ nội bộ.

Cải cách hành chính là khâu quan trọng, đột phá trong chỉ đạo điều hành của TP Hà Nội- Ảnh 2.

Hà Nội tiên phong trong cải cách hành chính, chuyển đổi số. Ảnh: VGP

Với nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, kỷ luật, kỷ cương hành chính của thành phố trong thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực, kết quả kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2023 và 6 tháng đầu năm 2024 đều đạt kết quả tích cực… Nhiều việc lớn như công tác tổ chức bộ máy, biên chế, đào tạo cán bộ, đề án phân cấp, ủy quyền, xây dựng 2 quy hoạch, Luật Thủ đô, Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô… đã được triển khai và hoàn thành với tiến độ và chất lượng tốt. Chỉ số cải cách hành chính xếp thứ 3/63 tỉnh/thành phố…

Tuy nhiên, cùng với những kết quả đã đạt được, kỷ luật, kỷ cương hành chính vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Cải cách TTHC, công tác quản lý đất đai, tài nguyên, đầu tư, quản lý tài sản công… còn nhiều khâu hạn chế tồn tại chậm được khắc phục, một số chỉ số giảm bậc.

Vì vậy về phương hướng thời gian tới, đồng chí Hà Minh Hải cho biết, UBND thành phố xác định 3 nguyên tắc xuyên suốt trong công tác chỉ đạo, điều hành là: Thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo; quyết tâm xây dựng nền hành chính phục vụ, quản trị hiện đại, khắc phục hạn chế đã được chỉ ra…

Trong đó, tập trung phân công, xây dựng và hoàn thiện quy trình, quy chế (đặc biệt là quy chế phối hợp liên thông; xây dựng đầy đủ đồng bộ hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức. Tiếp tục thực hiện rà soát, đẩy mạnh phân công, phân cấp, ủy quyền trong xử lý công việc gắn với cá thể hoá trách nhiệm nhất là trách nhiệm của người đứng đầu…

Thành phố đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, triển khai Đề án 06 của Chính phủ trong mọi mặt của công tác chỉ đạo điều hành; tiếp tục rà soát cắt giảm các TTHC không cần thiết; đẩy mạnh thanh toán ko dùng tiền mặt…

Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả ứng dụng Công dân Thủ đô số iHaNoi, thiết lập kênh tương tác theo thời gian thực giữa người dân, doanh nghiệp với các cấp chính quyền để mọi kiến nghị phản ánh của người dân, doanh nghiệp được lắng nghe kịp thời và xử lý nhanh nhất, thuận tiện, hiệu quả nhất.

Đặc biệt tại kỳ họp vừa qua, Quốc hội đã cho ý kiến về 2 Quy hoạch và thông qua Luật Thủ đô, UBND Thành phố sẽ sớm báo cáo Thành uỷ, HĐND để tổ chức triển khai Luật và các Quy hoạch của Thủ đô kịp thời, sớm nhất, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, tiên phong trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và Đề án 06 với “tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội”, tạo ra “cơ hội mới - giá trị mới” và mục tiêu xây dựng, phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Huyền My
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.