Cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy đầu tư tư nhân
Nếu môi trường kinh doanh trong nước được cải thiện sẽ phần nào bù đắp được những khó khăn do bối cảnh bên ngoài. Môi trường kinh doanh được cải thiện sẽ thúc đẩy đầu tư tư nhân trong nước, hiện đang chiếm hơn 60% tổng đầu tư xã hội.
Đó là nhận định của TS. Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (CIEM) với báo chí.
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, môi trường vĩ mô tuy vẫn ổn định, lạm phát được kiểm soát nhưng không còn nhiều dư địa để có thể tiếp tục hạ lãi suất, hỗ trợ tăng trưởng. Lãi suất cho vay phụ thuộc nhiều vào quyết định của các ngân hàng thương mại và quyết định giảm lãi suất cho vay đối với họ là điều không dễ dàng. Thị trường chứng khoán cũng trồi sụt, có đi lên những không bứt phá, trái phiếu doanh nghiệp khó cải thiện, bất động sản vẫn còn đóng băng.
Tăng trưởng kinh tế của các quốc gia là “bạn hàng” của Việt Nam vẫn chưa được cải thiện, kéo theo nhu cầu nhập khẩu có thể chưa hẳn đã tốt hơn 2023. Xuất khẩu 2024 có thể vẫn gặp khó khăn mà đây là một trong những động lực tăng trưởng của chúng ta trong nhiều năm qua.
Đặc biệt đầu tư tư nhân trong nước đang mất đà tăng trưởng và có tốc độ tăng thấp nhất trong 10 năm qua. Thực tế, những năm gần đây, thị trường trong nước sụt giảm niềm tin, mọi chỉ số đều giảm sút. Trong điều kiện như vậy, dường như đầu tư công không có tác dụng đáng kể trong việc kéo đầu tư tư nhân đi lên.
Bởi vậy, tại Diễn đàn Kịch bản kinh tế Việt Nam 2024 vừa diễn ra tại Hà Nội, TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia nhấn mạnh: “Chỗ ngứa” của kinh tế Việt Nam chính là đầu tư tư nhân và tiêu dùng cần phải được kích lên mạnh mẽ hơn nữa. Có 2 điều mà Việt Nam cần làm hiện nay để kích cầu đầu tư tư nhân là phải lấy lại niềm tin và cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh.
Đồng quan điểm, nhiều chuyên gia cho rằng, để nền kinh tế không trượt dài theo đà tăng trưởng thấp, phải kích đầu tư tư nhân. Và để đầu tư tư nhân lấy lại đà, quan trọng nhất là lấy lại niềm tin, là có môi trường kinh doanh tốt hơn. Đặc biệt, phải giải tỏa được tình trạng sợ trách nhiệm, đùn đẩy công việc ở các bộ, ngành và địa phương.
Thể chế phải tạo điều kiện cho các hoạt động đầu tư, sản xuất và kinh doanh… Chi phí kinh doanh phải thấp, trong đó phải giảm chi phí không chính thức, giảm chi phí logisitics, chi phí vay vốn… Những chương trình hỗ trợ đầu tư và sản xuất từ chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ nên tiếp tục được duy trì trong năm 2024.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP/2024 và nhấn mạnh cải thiện mạnh mẽ chất lượng môi trường kinh doanh, củng cố niềm tin, tạo điểm tựa phục hồi, tăng số doanh nghiệp mới, hạn chế doanh nghiệp rúi lui khỏi thị trường. Với Nghị quyết 02, Chính phủ đã phát đi thông điệp cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên, đẩy mạnh để đầu tư tư nhân tăng tốc. Nhưng tất cả vẫn phụ thuộc ở câu chuyện thực thi.
Điểm mới, quan trọng của Nghị quyết 02/2021/NQ-CP là nhiệm vụ không dừng lại ở các kế hoạch cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh như giai đoạn trước mà là tạo nền tảng cho giai đoạn phát triển tới của nền kinh tế như chuyển đổi số, kinh tế số với các kế hoạch dài hơi.
Chính phủ xác định rõ, có những chỉ tiêu khó cải thiện trong giai đoạn ngắn, cần có chiến lược, kế hoạch trung, dài hạn và lộ trình thực hiện như các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nghèo đa chiều… hay xây dựng cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững. Đặc biệt, yêu cầu phối hợp giữa các Bộ, ngành trong thực hiện nhiệm vụ được đặt thành mục riêng.
Như vậy, yêu cầu cải cách đang được đặt mạnh hơn, đòi hỏi các bộ, ngành vào cuộc thực chất với tâm thế là phải thay đổi. Như vậy, dư địa cải cách đang mở rộng với nhiệm kỳ Chính phủ mới, bắt đầu ngay từ các công việc hiện tại.
Hy vọng đang nhen lên khi Nghị quyết 02 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải ban hành chương trình, kế hoạch hành động, văn bản cụ thể triển khai thực hiện Nghị quyết trước ngày 20/1/2024, thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện.
Rõ ràng các bộ, ngành, địa phương phải tốc lực vào việc ngay từ bây giờ. Đây cũng chính là điều doanh nghiệp mong chờ, là động lực mạnh mẽ nhất.
Minh An (t/h)Thông tin tại hội nghị 21 Ban chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội ngày 21/1, Giám đốc Sở Tài chính cho biết, tổng thu ngân sách của Hà Nội năm 2024 đạt mức 511.928 tỷ đồng, trở thành địa phương có số thu ngân sách cao nhất cả nước.