“Cẩm nang” những sự kiện cần lưu ý, khi NĐT rót vốn trong tháng 12

Đầu tư và Tiếp thị
07:48 AM 13/12/2022

Theo các chuyên gia, những thông tin tích cực cho thị trường chứng khoán tháng 12 là hoạt động đầu tư công được đẩy mạnh vào cuối năm, thị trường ngoại hối, lãi suất và thanh khoản bớt phần căng thẳng, áp lực trả nợ đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp đến hạn phần nào được giảm bớt, …Do đó, nắm bắt thông tin kịp thời chính là thời cơ hiếm có để NĐT rót vốn.

photo-1670867114295

Góc nhìn tuần 12/12 - 16/12: Tích lũy ở vùng 1,050 điểm?

Thị trường phiên cuối tuần 09/12 ghi nhận một phiên giao dịch khá giằng co, và đóng cửa tăng nhẹ, mức cao hơn trung bình trong ngày, trong bối cảnh số mã tăng giá và số mã giảm giá gần tương đương nhau, thanh khoản giảm khá và thấp hơn trung bình 20 phiên. Điều này cho thấy bên mua và bên bán đang khá giằng co, tâm lý thận trọng của nhà đầu tư, và xu hướng siêu ngắn hạn vẫn chưa thực sự rõ ràng. Và khép lại phiên giao dịch ngày 12/12/2022, VN-Index giảm 19,74 điểm (1,88%) về 1032,07 điểm, HNX-Index giảm 6,46 điểm (2,98%) về 210,53 điểm, UPCoM-Index giảm 0,1 điểm (0,14%) còn 71,5 điểm.

Tuy nhiên, xu hướng siêu ngắn hạn có thể sẽ rõ ràng hơn trong một vài phiên tới, nhất là từ 12/12 – 16/12là tuần có nhiều sự kiện quan trọng, bao gồm: thông tin CPI tháng 11 của Mỹ (ngày 13/12); đáo hạn hợp đồng phái sinh tháng 12 (15/12); cuộc họp về lãi suất của Fed (2 giờ sáng ngày 15/12); các quỹ ETFs bắt đầu cơ cấu danh mục (hạn chót 16/12).

Nhà đầu tư cần lưu ý những sự kiện nào khi mua cổ phiếu trong tháng 12?

Những sự kiện có ảnh hưởng tích cực đến thị trường chứng khoán tháng 12 có thể kể đến như hoạt động đầu tư công được đẩy mạnh vào cuối năm nhằm đạt mục tiêu đã đề ra, bên cạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn FDI thực hiện tiếp tục ghi nhận những tín hiệu khởi sắc.

Cuộc gặp cấp nhà nước giữa Việt Nam – Hàn Quốc từ ngày 4/12 đến ngày 6/12 góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước. Bên cạnh đó, thị trường ngoại hối, lãi suất và thanh khoản bớt phần căng thẳng. Áp lực trả nợ đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp đến hạn phần nào được giảm bớt bên cạnh những thông tin về việc nới room tín dụng nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế và doanh nghiệp.

Việc các ETF (Quỹ hoán đổi danh mục) ngoại cơ cấu danh mục quý IV bên cạnh động thái các quỹ khi kết thúc năm tài khóa có tác động tăng thanh khoản cho thị trường. Cuối cùng, Trung Quốc từng bước gỡ bỏ các biện pháp chống dịch COVID-19 bên cạnh các giải pháp hỗ trợ cho thị trường bất động sản và người dân trong nước từng bước có hiệu quả sẽ tạo động lực tăng trưởng kinh tế, chuỗi cung ứng toán cầu thông suốt trở lại.

Ngân hàng Nhà nước chính thức tăng chỉ tiêu tín dụng thêm 1,5 - 2%

Ngày 5/12, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 thêm khoảng 1,5 - 2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD).

Theo NHNN, trước tình hình tác động từ bên ngoài dịu bớt, thanh khoản của hệ thống các TCTD cải thiện hơn, NHNN quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 thêm khoảng 1,5 - 2% cho toàn hệ thống các TCTD. Nguyên tắc điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng cho các TCTD theo hướng, các TCTD có thanh khoản tốt hơn, lãi suất thấp hơn sẽ được tăng trưởng tín dụng cao hơn.

Ngoài ra, Thống đốc NHNN yêu cầu các TCTD cân đối vốn phù hợp để cấp tín dụng, tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ…, các động lực tăng trưởng theo đúng chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Cơ hội cho nhà đầu tư giá trị

Kể từ đầu tháng 4/2022, thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào xu hướng giảm sau khi lập đỉnh. Tính đến giữa tháng 11/2022, VN-Index và VN30 giảm trên 40%, cả hai chỉ số lùi xuống gần 900 điểm, mức thấp nhất trong vòng 2 năm và thấp hơn mức trước khi dịch Covid-19 diễn ra.

Thị trường chứng khoán lao dốc phản ánh tâm lý bi quan của nhà đầu tư về nền kinh tế trong thời gian tới, nhất là khi số lượng nhà đầu tư mới (F0) tham gia trong hơn 2 năm vừa qua rất lớn, phần nào khiến thị trường trở nên nhạy cảm hơn và luôn có những phản ứng mạnh trước những thông tin tiêu cực.

Về phía nền kinh tế, đây là giai đoạn tiến thoái lưỡng nan với không ít áp lực đè nặng lên doanh nghiệp và các nhà điều hành. Để duy trì ổn định nền kinh tế, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước buộc phải quản trị rủi ro thông qua chính sách tiền tệ thắt chặt, đặc biệt là đối với ngành bất động sản.

Trong bối cảnh đó, dòng tiền liên tục được rút ra khỏi thị trường chứng khoán, tìm nơi trú ẩn an toàn hơn, khiến thị trường lao dốc nhanh và mạnh.

Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2021 và đầu năm 2022 tăng trưởng mạnh nhờ vào dòng tiền mới tham gia của nhà đầu tư cá nhân. Tuy nhiên, vấn đề của đám đông là chạy theo các con sóng của thị trường, bất chấp định giá và giá trị cơ bản của doanh nghiệp. Khi sóng rút, F0 là những người chịu thua lỗ nặng nhất.

Đầu tư về thực chất là hai mặt của đồng tiền, tiềm ẩn trong khó khăn hiện nay là cơ hội cho những nhà đầu tư giá trị. Họ là những người muốn đầu tư dài hạn, tập trung thời gian và công sức để tìm ra những doanh nghiệp đầu ngành, có bảng cân đối kế toán an toàn, khả năng tạo dòng tiền tốt, nhưng bị các đợt bán tháo của thị trường đẩy xuống dưới giá trị thực.

Tầm nhìn đến năm 2023

Theo nghiên cứu của các chuyên gia và nhiều nhà tư vấn tài chính khác, thanh khoản sẽ là vấn đề lớn nhất của thị trường trong nửa đầu năm tới. Thực sự sẽ rất khó đoán được đáy của thị trường, do đó, nhà đầu tư nên có kế hoạch giải ngân trong vùng biên an toàn. Kèm với đó, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về ngành nghề, chu kỳ và nội tại của doanh nghiệp.

Chia sẻ thêm về góc nhìn dài hạn của TTCK đặc biệt là mã PGT, CEO PGT Holdings ông Kakazu Shogo bày tỏ:

"Nền kinh tế và các cổ phiếu Việt Nam khi đã được chiết khấu một cách tương đối có thể trở thành một trong những điểm trú ẩn của dòng tiền. Đây cũng chính là lý do dòng tiền nước ngoài đã bắt đầu giải ngân dần trở lại. Khi nền kinh tế tiếp tục duy trì yếu tố tăng trưởng như vậy, với góc nhìn dài hạn hơn trong TTCK, đó vẫn là một cơ hội rất tuyệt vời ở thị trường Việt Nam".

Thêm vào đó ông Kakazu Shogo luôn nhấn mạnh yếu tố cơ bản của doanh nghiệp là sự minh bạch về thông tin tới công chúng. "Thị trường chứng khoán là thị trường hết sức nhạy cảm, là thị trường của niềm tin. Do đó, tính minh bạch là điều cần đặc biệt chú trọng. Một thị trường chứng khoán phát triển tốt và bền vững cần dựa trên nhân tố cốt lõi là niềm tin của giới đầu tư và niềm tin này chỉ có thể có nếu thị trường thực sự công khai, minh bạch. Nếu doanh nghiệp không chú trọng những điều này, việc mất niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường sẽ là điều tất yếu."

photo-1670867117779

CEO PGT Holdings ông Kakazu Shogo.

Trong dài hạn, khi thị trường quay lại những mốc điểm lợi thế, dòng tiền quay lại với thị trường chứng khoán mạnh mẽ hơn, mã cổ phiếu PGT sẽ giúp các nhà đầu tư ăn nên làm ra. Vì thế, PGT là một gợi ý để các nhà tìm hiểu và lựa chọn góp vốn.

photo-1670867120084

Khép lại phiên giao dịch ngày 12/12/2022, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,400 VNĐ.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn