Cán bộ, công chức đồng thuận lùi cải cách tiền lương đến thời điểm thích hợp
Tại buổi họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã thông tin với báo chí về vấn đề cải cách tiền lương.
- Sang năm 2022, sẽ áp dụng tiền lương theo vị trí làm việc với cán bộ, công chức
- Sang năm nghỉ hưu, đóng 20 năm BHXH nhận tiền lương bao nhiêu mỗi tháng?
- Những quyền lợi về BHXH, tiền lương người lao động cần biết khi làm việc online mùa Covid-19
- Mức khấu trừ tiền lương hàng tháng mới nhất của người lao động
Nêu quan điểm về việc này, ông Cường nhìn nhận đây là vấn đề rất quan trọng, tác động đến đời sống cán bộ công chức, viên chức. Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của dịch bệnh, theo ông Cường, đã ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội đất nước. Dịch bệnh không chỉ tác động đến chuỗi cung ứng, sản xuất kinh doanh, đến đời sống mà còn phải chi nhiều ngân sách cho công tác phòng chống dịch.
“Rất nhiều khoản phải chi nên việc tăng lương theo lộ trình chúng ta đã đặt ra tại Nghị quyết 27 là hết sức cần thiết, nhưng trong bối cảnh hiện nay, chúng ta bị đứt gãy chuỗi sản xuất, thiệt hại kinh tế nên trong năm nay, nếu hết sức cố gắng, chúng ta có thể đạt tăng trưởng trên 3%. Như vậy, nguồn lực để chi cho phát triển, cho an sinh xã hội, chăm lo cho người dân là cần hơn", ông Cường nói.
Theo Tổng thư ký Quốc hội, cán bộ, công chức, viên chức sẵn sàng đồng thuận theo quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về lùi thực hiện chính sách cải cách tiền lương đến thời điểm thích hợp.
"Thời điểm nào giao cho Chính phủ và các cơ quan liên quan của Quốc hội để xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền để xem xét quyết định”, ông Cường thông tin.
Tổng thư ký Quốc hội thông tin thêm, tuy nhiên, Trung ương cũng xác định những nhóm có thu nhập sẽ được ưu tiên trước, theo đó những người về hưu trước năm 1995 được xem xét trước; những người về hưu sau cũng như chính sách cho những cán bộ, công chức sẽ tiếp tục xem xét ở thời điểm thích hợp.
Trả lời tại họp báo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đặng Thuần Phong khẳng định chúng ta đã chuẩn bị rất kỹ các giải pháp để tạo nguồn lực cho cải cách tiền lương như triển khai các nhiệm vụ cơ cấu thu chi ngân sách để đảm bảo nguồn thu bền vững để có nguồn cải cách tiền lương;
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng trong sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản để tiết kiệm tạo nguồn hay việc quyết liệt thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế; tăng cường quản lý để nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước, tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên hàng năm... cho cải cách tiền lương.
Tuy nhiên, so với nhu cầu vẫn chưa đủ nguồn lực, đề án vị trí việc làm, tinh giản bộ máy, biên chế cũng chưa đáp ứng yêu cầu. Trong bối cảnh, các điều kiện cần thiết để cải cách tiền lương chưa đạt được thì nguồn lực quốc gia lại phải tập trung cho phòng, chống dịch COVID-19. Các địa phương cũng đang đề nghị Quốc hội cho phép sử dụng nguồn tiết kiệm cải cách tiền lương cho phòng, chống dịch.
Cũng theo ông Phong, đây là giai đoạn cả nước đang “thắt lưng buộc bụng”, lo phòng chống dịch chờ phục hồi kinh tế. Do vậy, giai đoạn này nếu tăng lương cũng chưa phù hợp. Sắp tới, lộ trình tăng lương căn cứ theo mức lương cơ bản, mức sống tối thiểu, mức chênh lệch của khoảng cách tiền lương thì Chính phủ sẽ có phương án trình trong điều kiện ngân sách cho phép, nguồn lực cho phép.
HM (T/h)Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.