Cận cảnh cống ngăn mặn lớn nhất tỉnh Sóc Trăng dự kiến vận hành trước mùa khô năm 2025

Địa phương
10:46 AM 30/08/2024

Cống âu Rạch Mọp với kinh phí trên 500 tỷ đồng, nằm giáp xã Nhơn Mỹ (Kế Sách) và xã Song Phụng (Long Phú), thuộc Dự án kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu. Dự kiến hoàn thành vào tháng 3/2025.

Cận cảnh cống ngăn mặn lớn nhất tỉnh Sóc Trăng dự kiến vận hành trước mùa khô năm 2025- Ảnh 1.

Cống âu thuyền Rạch Mọp được khởi công ngày 5/1/2023, dự kiến hoàn thành ngày 5/3/2025, do Ban Quản lý Đầu tư và xây dựng Thủy lợi 10, Bộ NN-PTNT làm chủ đầu tư, có kinh phí xây dựng trên 500 tỷ đồng, hiện đã thi công đạt 76,8% khối lượng công trình. Hiện chủ đầu tư và nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ thi công, phấn đấu đưa công trình vào vận hành ngăn mặn trước mùa khô 2025.

Cận cảnh cống ngăn mặn lớn nhất tỉnh Sóc Trăng dự kiến vận hành trước mùa khô năm 2025- Ảnh 2.

Công nhân trên công trường âu thuyền Rạch Mọp đang tích cực triển khai các hạng mục thi công để đảm bảo tiến độ.

Cận cảnh cống ngăn mặn lớn nhất tỉnh Sóc Trăng dự kiến vận hành trước mùa khô năm 2025- Ảnh 3.

Cống có chiều rộng thông nước 85m, gồm 2 khoang cống mỗi khoang rộng 35m và 1 âu thuyền rộng 15m…

Cận cảnh cống ngăn mặn lớn nhất tỉnh Sóc Trăng dự kiến vận hành trước mùa khô năm 2025- Ảnh 4.

Các công nhân đang tích cực thi công nhằm sớm đưa cống âu thuyền Rạch Mọp vào vận hành để ngăn mặn trước mùa khô năm 2025.

Cận cảnh cống ngăn mặn lớn nhất tỉnh Sóc Trăng dự kiến vận hành trước mùa khô năm 2025- Ảnh 5.

Cống âu Rạch Mọp có chiều rộng thông nước 85m, gồm 2 khoang cống mỗi khoang rộng 35m và 1 khoang âu thuyền rộng 15m; cao trình ngưỡng cống (-6m), cao trình đáy âu thuyền tại đầu âu (-4,5m) và tại buồng âu (-5m). Phần cống gồm cống hở bằng bê tông cốt thép M300, đóng mở bằng xi lanh thủy lực. Phần âu thuyền mỗi đầu dài 28m, buồng âu dài 75m; cửa van phẳng bằng thép, đóng mở bằng xi lanh thủy lực. Ngoài ra còn có các công trình phụ trợ như nhà quản lý có kết cấu móng, cột bằng bê tông cốt thép, hệ thống quan trắc giám sát tự động.

Cận cảnh cống ngăn mặn lớn nhất tỉnh Sóc Trăng dự kiến vận hành trước mùa khô năm 2025- Ảnh 6.

Theo Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10 dự kiến đưa vào vận hành Cống âu Rạch Mọp phục vụ ngăn mặn, trữ ngọt lớn ở khu vực Tây Nam bộ vào cuối năm 2024. Cống âu Rạch Mọp thuộc Dự án Công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu, khi đi vào hoạt động sẽ bảo vệ gần 36.000 ha đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn 2 tỉnh Sóc Trăng và Hậu Giang.

Cận cảnh cống ngăn mặn lớn nhất tỉnh Sóc Trăng dự kiến vận hành trước mùa khô năm 2025- Ảnh 7.

Nhà điều hành dự án đã hoàn thành phần thô, hiện chủ đầu tư đang đẩy nhanh hoàn thiện các phần còn lại để đưa nhà công vụ sớm vào hoạt động.

Cận cảnh cống ngăn mặn lớn nhất tỉnh Sóc Trăng dự kiến vận hành trước mùa khô năm 2025- Ảnh 8.

Nhiệm vụ của Cống âu Rạch Mọp là kiểm soát mặn, giữ ngọt tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững trực tiếp cho 19.220ha đất tự nhiên trên địa bàn các huyện: Kế Sách, Châu Thành, Long Phú, TP Sóc Trăng; giảm thiểu ảnh hưởng do hạn mặn gây ra và tạo nguồn hỗ trợ cấp nước ngọt ứng phó các đợt mặn lên cao trên sông Hậu cho diện tích tự nhiên trên 36.000ha trên địa bàn huyện Kế Sách, Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng và TP Ngã Bảy (Hậu Giang); tăng khả năng luân chuyển dòng chảy, nâng cao hiệu quả tháo chua, rửa phèn và tiêu thoát nước môi trường trong vùng dự án.

Cận cảnh cống ngăn mặn lớn nhất tỉnh Sóc Trăng dự kiến vận hành trước mùa khô năm 2025- Ảnh 9.

Ông Kiều Văn Công - Phó Giám đốc Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 10 cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, công trình cống âu thuyền Rạch Mọp đã đạt 76,8% khối lượng các gói thầu. Đánh giá tình hình xâm nhập mặn thời gian tới diễn biến gay gắt, phức tạp nên chủ đầu tư và các nhà thầu đang huy động nhiều nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện công trình nhanh nhất có thể. Theo kế hoạch, sẽ hoàn thành lắp đặt cửa van, vận hành ngăn mặn trên sông Rạch Mọp từ tháng 12/2024. Các hạng mục phụ trợ còn lại sẽ hoàn thành sau đó theo đúng tiến độ của dự án để đưa vào vận hành trước mùa khô năm 2025.



Văn Dương
Ý kiến của bạn