Cần có tư duy, tầm nhìn và cách tiếp cận mới

Địa phương
04:08 PM 04/09/2020

Ngày 1/9 vừa qua, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hội nghị trực tuyến với các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra với nội dung cần tiếp tục đổi mới phương thức tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công theo vùng.

Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, phải có tư duy, tầm nhìn và cách tiếp cận mới trong việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, từ đó mới làm thay đổi diện mạo, phát huy được các tiềm năng, lợi thế, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội.

Cần có tư duy, tầm nhìn và cách tiếp cận mới - Ảnh 1.

Ảnh minh họa, nguồn internet.

Tại hội nghị này, Bộ trưởng nhấn mạnh, đối với vùng Đông Nam Bộ, việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 phải hướng tới mục tiêu đưa vùng trở thành cực tăng trưởng lớn nhất của cả nước. Bởi đây là vùng có đủ các điều kiện từ vị trí địa lý, hạ tầng, nhân lực, môi trường đầu tư, điển hình như các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong đó, đối với Thành phố Hồ Chí Minh, phát triển thành phố trở thành trung tâm tài chính của khu vực và quốc tế, điều này sẽ góp phần làm thay đổi diện mạo, phát huy được các tiềm năng, lợi thế, đóng góp lớn cho sự phát triển của thành phố và cho cả đất nước. Đối với tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vùng Tàu có hệ thống cảng biển quan trọng của cả nước và cần có các giải pháp để phát huy hiệu quả hệ thống này… Để làm được những điều đó cần phải có tư duy, tầm nhìn và cách tiếp cận mới nhưng phải gắn với vấn đề đầu tư.

Vùng Đông Nam Bộ có 4/6 địa phương có tỷ lệ điều tiết về ngân sách Trung ương, các địa phương này luôn thuộc nhóm có số thu lớn nhất cả nước, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương là 82% (cao nhất cả nước), tỉnh Bình Dương là 64% (đứng thứ 3 cả nước). Vùng có nhiều đóng góp trong tăng trưởng kinh tế, tiếp tục khẳng định vai trò là đầu tàu kinh tế, cực tăng trưởng của cả nước, là trung tâm công nghiệp, dịch vụ trọng điểm và là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội chung cả nước.       

Các tỉnh trong vùng đã tập trung chỉ đạo, điều hành linh hoạt, đề ra một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu… do đó cơ cấu kinh tế trong vùng chuyển dịch đúng hướng, kinh tế từng bước tăng trưởng, góp phần cùng cả nước ổn định kinh tế vĩ mô. Chú trọng nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư Nhà nước, đồng thời tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước để đảm bảo huy động cao nhất các nguồn lực cho đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực cao, phát triển khoa học và công nghệ. Công tác cải cách hành chính đạt được kết quả tích cực.

Đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư nhấn mạnh các vấn đề liên quan đến tập trung hạ tầng giao thông, có nguồn lực tăng tốc đầu tư hạ tầng, để đối phó với các thách thức của vùng; tập trung để hoàn thành tuyến đường ven biển của cả vùng. Đây là tuyến giao thông liên vùng vừa mở ra không gian phát triển mới, vừa là động lực để các tỉnh phát triển kinh tế ven biển, sắp xếp lại dân cư vùng ven biển, chống hạn mặn, giảm thiên tai, biến đổi khí hậu, phục vụ quốc phòng, an ninh. Đây không chỉ là tuyến giao thông đơn thuần mà phải tiếp cận theo hướng hành lang kinh tế, tạo động lực phát triển cho toàn vùng. Bên cạnh đó, phải đầu tư các hồ chứa nước, đảm bảo an ninh nguồn nước, đầu tư khắc phục sạt lở bờ sông, bờ biển.

Đây là những vấn đề quan trọng cần tập trung, nếu không vùng sẽ khó có điều kiện phát triển, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống người dân. Do vậy cần phải có tầm nhìn chiến lược cho 5 năm, 10 năm tới.

Về công tác lập kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 và năm 2021, các địa phương phải bám sát các quy định, các văn bản hướng dẫn, xác định rõ mục tiêu, thứ tự ưu tiên, tránh đầu tư dàn trải ngay từ kế hoạch đầu tư công năm 2021 và phù hợp khả năng cân đối nguồn vốn của NSTW của kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025. Ưu tiên các dự án quy mô lớn, dự án động lực và có tác động lan tỏa tích cực và phải gắn với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh nhằm giải quyết được các điểm nghẽn, ách tắc của từng địa phương và của vùng theo hướng kết nối, tạo động lực phát triển mới cho địa phương.

Đặc biệt, phải làm tốt công tác xây dựng kế hoạch đầu tư công ngay từ khâu chuẩn bị và lựa chọn dự án đầu tư để khi được bố trí vốn là có thể triển khai được ngay, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và giải ngân nguồn vốn. Quan tâm, ưu tiên đầu tư các dự án chương trình mục tiêu quốc gia, huy động đa dạng các nguồn lực cho đầu tư phát triển và đảm bảo hài hòa giữa nguồn ngân sách trung ương đầu tư trên địa bàn với nguồn lực của các địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác…

Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, phải có tư duy, tầm nhìn và cách tiếp cận mới trong việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, từ đó mới làm thay đổi diện mạo, phát huy được các tiềm năng, lợi thế, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội.

Tại hội nghị này, Bộ trưởng nhấn mạnh, đối với vùng Đông Nam Bộ, việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 phải hướng tới mục tiêu đưa vùng trở thành cực tăng trưởng lớn nhất của cả nước. Bởi đây là vùng có đủ các điều kiện từ vị trí địa lý, hạ tầng, nhân lực, môi trường đầu tư, điển hình như các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong đó, đối với Thành phố Hồ Chí Minh, phát triển thành phố trở thành trung tâm tài chính của khu vực và quốc tế, điều này sẽ góp phần làm thay đổi diện mạo, phát huy được các tiềm năng, lợi thế, đóng góp lớn cho sự phát triển của thành phố và cho cả đất nước. Đối với tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vùng Tàu có hệ thống cảng biển quan trọng của cả nước và cần có các giải pháp để phát huy hiệu quả hệ thống này… Để làm được những điều đó cần phải có tư duy, tầm nhìn và cách tiếp cận mới nhưng phải gắn với vấn đề đầu tư.

Vùng Đông Nam Bộ có 4/6 địa phương có tỷ lệ điều tiết về ngân sách Trung ương, các địa phương này luôn thuộc nhóm có số thu lớn nhất cả nước, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương là 82% (cao nhất cả nước), tỉnh Bình Dương là 64% (đứng thứ 3 cả nước). Vùng có nhiều đóng góp trong tăng trưởng kinh tế, tiếp tục khẳng định vai trò là đầu tàu kinh tế, cực tăng trưởng của cả nước, là trung tâm công nghiệp, dịch vụ trọng điểm và là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội chung cả nước.       

Các tỉnh trong vùng đã tập trung chỉ đạo, điều hành linh hoạt, đề ra một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu… do đó cơ cấu kinh tế trong vùng chuyển dịch đúng hướng, kinh tế từng bước tăng trưởng, góp phần cùng cả nước ổn định kinh tế vĩ mô. Chú trọng nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư Nhà nước, đồng thời tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước để đảm bảo huy động cao nhất các nguồn lực cho đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực cao, phát triển khoa học và công nghệ. Công tác cải cách hành chính đạt được kết quả tích cực.

Đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư nhấn mạnh các vấn đề liên quan đến tập trung hạ tầng giao thông, có nguồn lực tăng tốc đầu tư hạ tầng, để đối phó với các thách thức của vùng; tập trung để hoàn thành tuyến đường ven biển của cả vùng. Đây là tuyến giao thông liên vùng vừa mở ra không gian phát triển mới, vừa là động lực để các tỉnh phát triển kinh tế ven biển, sắp xếp lại dân cư vùng ven biển, chống hạn mặn, giảm thiên tai, biến đổi khí hậu, phục vụ quốc phòng, an ninh. Đây không chỉ là tuyến giao thông đơn thuần mà phải tiếp cận theo hướng hành lang kinh tế, tạo động lực phát triển cho toàn vùng. Bên cạnh đó, phải đầu tư các hồ chứa nước, đảm bảo an ninh nguồn nước, đầu tư khắc phục sạt lở bờ sông, bờ biển.

Đây là những vấn đề quan trọng cần tập trung, nếu không vùng sẽ khó có điều kiện phát triển, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống người dân. Do vậy cần phải có tầm nhìn chiến lược cho 5 năm, 10 năm tới.

Về công tác lập kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 và năm 2021, các địa phương phải bám sát các quy định, các văn bản hướng dẫn, xác định rõ mục tiêu, thứ tự ưu tiên, tránh đầu tư dàn trải ngay từ kế hoạch đầu tư công năm 2021 và phù hợp khả năng cân đối nguồn vốn của NSTW của kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025. Ưu tiên các dự án quy mô lớn, dự án động lực và có tác động lan tỏa tích cực và phải gắn với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh nhằm giải quyết được các điểm nghẽn, ách tắc của từng địa phương và của vùng theo hướng kết nối, tạo động lực phát triển mới cho địa phương.

Đặc biệt, phải làm tốt công tác xây dựng kế hoạch đầu tư công ngay từ khâu chuẩn bị và lựa chọn dự án đầu tư để khi được bố trí vốn là có thể triển khai được ngay, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và giải ngân nguồn vốn. Quan tâm, ưu tiên đầu tư các dự án chương trình mục tiêu quốc gia, huy động đa dạng các nguồn lực cho đầu tư phát triển và đảm bảo hài hòa giữa nguồn ngân sách trung ương đầu tư trên địa bàn với nguồn lực của các địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác…

Theo Báo cáo, tăng trưởng bình quân của vùng Đông Nam Bộ đạt 6,13%/năm, thấp hơn giai đoạn 2011-2015 là 7,05%/năm. Tỷ trọng đóng góp GDP đến năm 2020 của vùng chiếm 33%, giảm tỷ trọng đóng góp 4 điểm phần trăm so với năm 2015. GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 141,2 triệu đồng/người, gấp 1,24 lần năm 2016, cao hơn 2 lần mức bình quân chung cả nước. Công nghiệp phát triển đúng định hướng và tiếp tục là ngành chủ lực, trụ cột tăng trưởng của vùng. Đây là vùng thu hút nhiều vốn FDI nhất so với cả nước, với 6.759 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 61,3 tỷ USD, chiếm 46,2% số dự án và 38,2% tổng vốn đầu tư.

Đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2019 phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước (ngoại trừ năm 2020 do khó khăn chung vì dịch bệnh). Cơ cấu chuyển dịch đúng định hướng sản xuất nông nghiệp, thủy sản có chuyển biến tích cực, phù hợp với tình hình mới. Môi trường kinh doanh không ngừng được cải thiện, năng lực cạnh tranh của một số địa phương luôn được duy trì nằm trong nhóm tốt của cả nước. Thu hút và phát triển được nhiều dự án/doanh nghiệp có quy mô ngày càng lớn, chất lượng hơn…

Hạ Duyên
Ý kiến của bạn
Quy mô kinh tế Việt Nam có thể vượt qua Singapore vào năm 2029 Quy mô kinh tế Việt Nam có thể vượt qua Singapore vào năm 2029

Theo Trung tâm Dự báo và Phân tích Kinh tế Độc lập (CEBR), với tốc độ phát triển nhanh, dự báo quy mô GDP của Việt Nam sẽ sớm vượt Singapore. Đặc biệt, năm 2025 có thể đánh dấu cột mốc Việt Nam gia nhập nhóm quốc gia có thu nhập trung bình cao.