Căn hộ Tp.HCM dồn lực vào cuối năm, BĐS nhiều mảng xanh được “săn đón”
Covid-19 khiến nhu cầu không gian sống xanh kèm tiện nghi cao cấp thực sự lên ngôi. Tại Tp.HCM, lượng cầu còn nhiều, nguồn cung cạn dần khiến nhà đầu tư phải chạy đua để săn được căn hộ ưng ý.
Báo cáo CBRE Việt Nam chỉ ra, trước khi dịch Covid-19 xảy ra vào cuối năm 2019, thị trường nhà ở tại Hà Nội và Tp.HCMvô cùng sôi động. Tại 2 thành phố số lượng căn hộ chào bán và số lượng căn hộ tiêu thụ được đều rất khả quan. Số lượng chào bán mỗi năm ít nhất là từ 20.000 - 35.000 căn tùy từng năm, thời kỳ cao điểm 2016-2017 lên đến 35.000 căn mỗi năm. Sau đó có giảm xuống một chút ít nhưng số liệu vẫn còn rất khả quan khoảng tầm 25.000 căn/năm.
Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, cho thấy sự giảm sút rất mạnh mẽ trong năm 2020, số lượng căn hộ chào bán chỉ còn khoảng 15.000 căn ở mỗi thành phố. Số liệu 9 tháng đầu năm 2021 của CBRE cho hay, tại Tp.HCM có khoảng 7.500 căn hộ mở bán, giảm khoảng 36% so với cùng kỳ năm 2020. Con số sơ bộ tại thành phố Hà Nội cũng khoảng 10.000 căn, giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng chào bán tại Hà Nội nhỉnh hơn một chút so với Tp.HCM là do dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư diễn ra ở Tp.HCM nặng nề hơn. Tuy nhiên số lượng sụt giảm khá nhiều ở cả hai thành phố.
"Mặc dù khả năng chi trả và tổng thu nhập của người mua bị ảnh hưởng khá nặng nề bởi dịch Covid-19, nhưng giá bán trên thị trường sơ cấp tăng ở tất cả các phân khúc. Giá bán căn hộ trung bình ở Tp.HCM trong 9 tháng đầu năm nay là khoảng 2.260 USD/m2 và ở Hà Nội là khoảng 1.500/m2, tăng 13-14% so với cùng kỳ năm ngoái’, bà Dương Thuỳ Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam cho hay.
Nguồn cung căn hộ Tp,HCM khan hiếm, cơ hội cho cả người bán và người mua ở thời điểm này
Thực tế, thời gian qua, nguồn cung căn hộ ra thị trường Tp.HCM khá nhỏ giọt. Sau thời điểm TP nới giãn cách, một số ông lớn BĐS đã bung nguồn hàng, tuy nhiên đa số là nguồn cung mới của dự án cũ. Đúng như dự báo của các chuyên gia trong ngành, quý 4 các chủ đầu tư sẽ nhanh chóng triển khai các chương trình chào bán sản phẩm sau thời gian dài chuẩn bị và chờ đợi khi hết giãn cách. Tuy nhiên nguồn cung sản phẩm chỉ tập trung ở một số chủ đầu tư và các dự án có quy mô lớn, dài hạn. Nguồn cung sơ cấp trong ngắn hạn vẫn hạn chế do độ trễ trong việc triển khai các thủ tục pháp lý dự án tiếp tục kéo dài.
Chẳng hạn như, trong quý 4, Tập đoàn Nam Long "dồn lực" để ra mắt các sản phẩm như căn hộ biệt lập Flora Mizuki mới thuộc khu đô thị tích hợp Mizuki Park 26ha (Bình Chánh, Tp.HCM); căn hộ "vừa túi tiền" EHome Southgate, biệt thự compound cao cấp thuộc Waterpoint 355ha (Bến Lức, Long An); nhà phố Izumi City, 170ha (Biên Hòa, Đồng Nai) để đáp ứng nguồn cầu bất động sản cuối năm.
Trong đó, ngay sau thời điểm TP nới giãn cách, doanh nghiệp này đã ra mắt 2 tòa tháp mới là Flora MP9 -MP10 tại dự án Mizuki Park Bình Chánh. Khu căn hộ biệt lập MP9-MP10 gồm 2 block - tổng cộng 166 căn có mức giá dự kiến từ 2,5 tỷ đồng cho căn hộ 2 phòng ngủ. Nhiều chính sách thanh toán như chỉ thanh toán 50% trong thời hạn từ khi xây dựng đến bàn giao, ngân hàng hỗ trợ vay với mức lãi suất ưu đãi đặc biệt 0% trong 18 tháng và ân hạn nợ gốc trong 18 tháng, miễn phí quản lý 2 năm.
Hay, Tập đoàn Vạn Phúc cũng đang đẩy mạnh kế hoạch bán hàng cuối năm với các dòng sản phẩm nhà phố, biệt thự sinh thái ven hồ, ven sông. Đặc biệt, đơn vị này chuẩn bị ra mắt dòng sản phẩm căn hộ với khoảng 300 căn đang tại KĐT Vạn Phúc City (Tp.Thủ Đức, Tp.HCM). Được biết, căn hộ này sẽ có 3 loại 1, 2 và 3 phòng ngủ gồm 2 block cao 21 tầng với khối đế 3 tầng là trung tâm thương mại.
Tương tư, Tập đoàn An Gia cũng đang rục rịch chào thị trường tháp Thames (tháp cuối cùng) tại dự án Westgate (Bình Chánh) với mức giá 40 triệu/m2, cùng chính sách ưu đãi đặc biệt "Mua nhà được Cashback" nhằm hỗ trợ người mua trong giai đoạn hiện nay. Được biết, với quy mô gần 2.000 căn hộ.
Như vậy, nếu so với thời điểm trước, số lượng dự án căn hộ chào thị trường Tp.HCM thực sự khan hiếm. Hầu hết là các dự án đã được CĐT triển khai theo giai đoạn trước đó, trong các KĐT có mảng xanh, tiện ích khép kín.
BĐS nhiều mảng xanh được người mua quan tâm
Theo bà Dương Thuỳ Dung, tiêu chí chọn mua căn hộ của người mua/nhà đầu tư cũng đã thay đổi rõ nét hậu Covid-19. Có thể thể liệt kê ra 3 xu hướng mà người mua có thể xem xét trước khi "xuống tiền" mua căn hộ. Và, đây sẽ là xu hướng trong tương lai của thị trường BĐS.
Thứ nhất liên quan đến bản thân của căn hộ. Họ có xu hướng tìm đến những căn hộ thông thoáng hơn, nhiều ánh sáng tự nhiên hơn, việc lưu thông không khí bên trong căn hộ cũng phải tốt - làm sao tất cả các phòng bên trong căn hộ phải có ánh sáng tự nhiên. Đây là yếu tố cơ bản khi họ lựa chọn căn hộ. Không phải đến bây giờ họ mới ưu tiên, trước đây họ đã manh nha ý định như thế. Nhưng hiện tại khi yếu tố sức khỏe được đặt lên hàng đầu và nếu ở trong một căn hộ hội tụ được các yếu tố như thế thì họ sẽ cảm thấy rất yên tâm về môi trường sống của mình.
"Đây là những yếu tố cơ bản khi họ lựa chọn căn hộ, nhưng cũng có những khách hàng có mức chi trả cao hơn và yêu cầu yêu cao hơn về không gian sống, họ sẽ tìm đến những căn hộ đáp ứng cao hơn như thế nữa", bà Dung nhấn mạnh.
Thứ hai người mua nhà sẽ quan tâm đến khuôn viên của dự án. Khuôn viên phải xanh sạch và có không gian để cư dân tổ chức các hoạt động ngoài trời, ví dụ như khu vui chơi trẻ em, khu hoạt động thể dục thể thao…
Bên cạnh yếu tố xanh sạch, khuôn viên dự án còn phải đảm bảo an toàn và vệ sinh cho cư dân, đặc biệt là ở những khu vực sinh hoạt cộng đồng kín. Họ tìm kiếm những dự án mà họ không cần phải đụng chạm quá nhiều để sử dụng các tiện nghi tiện ích.
Yếu tố cuối cùng mà người mua nhà quan tâm ở giai đoạn này và kể cả giai đoạn sau nữa đó là quản lý vận hành tòa nhà. Suy cho cùng những công nghệ hay những yếu tố vừa đề cập có hay không đều liên quan đến yếu tố con người. Vượt qua giai đoạn đại dịch này, chúng ta thấy rằng vai trò của đơn vị quản lý tòa nhà vô cùng quan trọng. Quản lý có tốt hay chuyên nghiệp không thì cư dân ở tòa nhà đó sẽ được hưởng lợi, đảm bảo cư dân không bị ảnh hưởng quá nhiều từ đại dịch Covid-19.
Cũng theo báo cáo của Deloitte, sự quan tâm của khách hàng đã thay đổi rất nhiều hậu Covid-19. Yếu tố chất lượng chiếm đến 25% sự quan tâm của họ và độ an toàn chiếm đến 23%, tổng cộng là 48%. Do đó có thể khẳng định với những sản phẩm chất lượng, người tiêu dùng sẽ có sự quan tâm nhiều hơn so với những yếu tố như xu hướng cũ về "nhất vị nhị giá" nữa. Theo cách nói của nhiều người "tiền nào của đó", người tiêu dùng không còn "trả giá" cho một nơi ở vì sự an toàn và sức khỏe của mình. Đây là xu hướng tiêu dùng của khách hàng hiện nay.
Hạ VyTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.