Cần 'tăng tốc' tiến độ cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Doanh nghiệp - Doanh nhân
03:28 PM 22/12/2020

Theo báo cáo của Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính), tiến độ cổ phần hóa các DN Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2020 còn chậm.

Cụ thể, tiến độ cổ phần hóa trong 11 tháng năm 2020 mới đạt 28% kế hoạch. Báo cáo cho biết, tốc độ thoái vốn đã có cải thiện, tuy nhiên vẫn còn chậm so với kế hoạch.

Theo kế hoạch, số DN còn phải thực hiện cổ phần hóa trong tháng 12/2020 là 91 DN. Trong đó, TP. Hà Nội phải thực hiện cổ phần hóa 13 DN (4 tổng công ty), chiếm 14% kế hoạch; TP. Hồ Chí Minh 38 DN (11 tổng công ty), chiếm 40% kế hoạch; Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại DN cổ phần hóa 6 DN (3 tập đoàn, 3 tổng công ty); Bộ Công Thương cổ phần hóa 4 DN (3 tổng công ty, trong đó đã công bố giá trị 1 tổng công ty); Bộ Xây dựng cổ phần hóa 2 tổng công ty...

Cần 'tăng tốc' tiến độ cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Ảnh 1.

Trong đó, Báo cáo nêu rõ, Cục Tài chính DN đã nhận được báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa của 7 DN, trong đó có 1 DN thuộc kế hoạch cổ phần hóa theo Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là Công ty TNHHMTV Giống gia súc Hải Dương; 1 Tổng công ty được Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN hoàn thành công bố giá trị DN đó là Công ty mẹ - Tổng công ty Phát điện 2 (EVENGENCO2).

Lũy kế từ năm 2016 đến tháng 11/2020, có 178 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị DN là 443.503 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 207.116 tỷ đồng.

Trong 178 DN đã cổ phần hóa chỉ có 37/128 DN cổ phần hóa thuộc danh mục cổ phần hóa theo công văn số 991/TTg-ĐMDN và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (đạt 28% kế hoạch).

Về tình hình thoái vốn nhà nước, trong 11 tháng đầu năm 2020, các DN đã thoái được 979 tỷ đồng, thu về 2.031 tỷ đồng từ thoái vốn nhà nước tại các DN

Lũy kế từ năm 2016 đến tháng 11/2020, đã thoái 25.749 tỷ đồng, thu về 173.103 tỷ đồng từ thoái vốn nhà nước tại các DN. Trong đó, thoái vốn nhà nước tại 103 đơn vị thuộc Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ với giá trị 4.966 tỷ đồng, thu về 9.647 tỷ đồng (đạt 30% về số lượng và 8% về giá trị so với kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).

Về tình hình thoái vốn nhà nước tại các DN ngoài danh mục theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg đạt 3.785 tỷ đồng vốn nhà nước, thu về 110.392 tỷ đồng (bao gồm khoản thoái 3.436 tỷ đồng, thu về 109.965 tỷ đồng tại Sabeco). Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện thoái 16.996 tỷ đồng, thu về 53.063 tỷ đồng.

Theo Bộ Tài chính, trong thời gian tới, để đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DN, các bộ, ngành khẩn trương có các giải pháp sau:

Thứ nhất, rà soát toàn bộ quỹ đất đang quản lý, sử dụng để lập phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai trình UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ý kiến về phương án và giá đất, để cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tổ chức xác định giá trị DN cổ phần hoá theo đúng quy định.

Thứ hai, cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các DN thuộc danh mục cổ phần hoá đến hết năm 2020 triển khai hoàn thành công tác xác định giá trị DN xử lý tài chính, công bố giá trị DN ngay trong năm 2020.

Thứ ba, các cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các DN có vốn nhà nước phải thực hiện thoái vốn trong năm 2020 triển khai công tác thoái vốn theo quy định, kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quy định đối với các trường hợp thoái vốn gặp khó khăn, vướng mắc để điều chỉnh cho phù hợp.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng vướng mắc về đất đai đã làm cản trở đến tiến trình cổ phần hóa có thể kể đến là tình trạng nhiều doanh nghiệp chỉ đến khi cổ phần hóa mới sắp xếp, xử lý đất đai; vẫn còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các bên liên quan, giữa chủ sở hữu với các địa phương trong việc rà soát, sắp xếp, xử lý đất đai; nhiều vướng mắc phát sinh liên quan đến đất đai chậm được giải quyết dứt điểm; còn hiện tượng né tránh trách nhiệm trong xem xét, xử lý tồn tại, thiếu sót trong thực hiện sắp xếp, xử lý nhà, đất tại các doanh nghiệp nhà nước

Ngoài ra, diễn biến khó lường của dịch bệnh COVID-19 khiến cho sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác của xã hội bị đình trệ khiến cho việc cổ phần hóa, thoái vốn của các doanh nghiệp gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, vẫn còn hiện tượng không dám làm, không dám chịu trách nhiệm, viện dẫn vào các khó khăn vướng mắc để chậm hoặc không thực hiện, chưa xem xét đúng trách nhiệm của người đứng đầu các DN thực hiện chậm cổ phần hoá, chuyển giao về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), niêm yết trên sàn chứng khoán…

Dương Dương
Ý kiến của bạn
VSMCamp & CSMOSummit 2024 khởi động với gần 40 bài tham luận trong ngày đầu tiên VSMCamp & CSMOSummit 2024 khởi động với gần 40 bài tham luận trong ngày đầu tiên

Đại hội Sales và Marketing toàn quốc (VSMCamp) và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing (CSMOSummit) mùa thứ 8 đã trở lại trong hai ngày 22-23/11/2024, tại trường Đại học VinUni, Hà Nội, với chủ đề “FORWARD+ Chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững”. Trong ngày đầu tiên của chuỗi sự kiện, hơn 60 diễn giả, chuyên gia; các cơ quan truyền thông, báo chí; những người hoạt động và có mối quan tâm tới lĩnh vực sales & marketing cùng sinh viên các trường Đại học đã hội tụ tại sự kiện sales và marketing lớn nhất năm.