Cần Thơ: Điều trị thành công dị dạng mạch máu tủy - bệnh rất hiếm gặp

Địa phương
11:22 AM 10/11/2023

Từ sốc như không tin vào sự thật đến niềm vui khó tả khi được can thiệp điều trị đúng bệnh là cảm xúc mà nam thanh niên 31 tuổi phát hiện bản thân bị dị dạng mạch máu tủy mất khả năng tự chủ trong đi đứng, tiểu tiện.

Theo đó, giữa tháng 7/2023, anh V. V. P (SN 1992, ngụ huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) đột nhiên mất cảm giác nửa dưới thân người từ bụng trở xuống, đi lại khó khăn. Anh P. được gia đình đưa đi chạy chữa hơn 3 tháng qua không ít bệnh viện với chẩn đoán lúc là phình đĩa đệm gây chèn ép thần kinh, lúc thì là dị dạng mạch máu tủy… Tuy nhiên, bệnh tình không thuyên giảm mà ngày một nặng hơn, phải ngồi xe lăn và tiểu khó dù trước đây không lâu anh khỏe mạnh và đang là một nhân viên bảo trì của một nhà máy.

Hình dị dạng mạch máu tủy trên MRI và DSA

Hình dị dạng mạch máu tủy trên MRI và DSA

Quyết không cam chịu số phận, anh P. cùng gia đình đã tìm thấy được may mắn tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ (Bệnh viện S.I.S Cần Thơ). Biết Bệnh viện S.I.S Cần Thơ từng cứu chữa nhiều bệnh nhân giống con trai của mình, ngày 27/10, ông Tân (cha của anh P.) đã gọi vào số tổng đài 1800.1115 của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ để "cầu cứu".

Ba ngày sau, anh P. cùng cha, đáp chuyến bay vào Cần Thơ với hy vọng "còn nước còn tát". Người trực tiếp thăm khám, đem lại niềm hy vọng cho anh P. đó là TS.BS Trần Chí Cường - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ. Nhìn kết quả chụp MRI, Bác sĩ Trần Chí Cường trấn an, đây là trường hợp dị dạng mạch máu tủy khá điển hình, Em và gia đình yên tâm, các bác sĩ đã điều trị thành công khá nhiều trường hợp.

"Ca can thiệp được lên lịch ngay ngày ngày hôm sau. Sau hơn 2h can thiệp, mặc dù ổ dị dạng mạch máu tủy khá khó, phức tạp, các bác sĩ cũng đã cố gắng đưa những ống thông siêu nhỏ đường kính chưa đầy 1mm (1.2F) qua động mạch tủy vào đến tận búi dị dạng vùng tủy ngực và bơm keo gây tắc hoàn toàn… trong lúc can thiệp bệnh nhân P. hoàn toàn tỉnh táo và không cảm thấy đau đớn…" - TS.BS Trần Chí Cường vui mừng chia sẻ.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ điều trị thành công dị dạng mạch máu tủy - bệnh rất hiếm gặp cho bệnh nhân P.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ điều trị thành công dị dạng mạch máu tủy - bệnh rất hiếm gặp cho bệnh nhân P.

Sau khi được điều trị, sức khỏe anh P. đã hồi phục rất nhanh, ông Tân nói: "Đại gia đình nhà họ Vương chúng tôi rất vui mừng, phấn chấn". Sau can thiệp 8 ngày, anh P. đã có thể nhấc từng bước trên chính đôi chân của mình, điều mà chỉ mới gần 3 tháng trước anh cứ nghĩ quãng đời còn lại phải gắn liền với chiếc xe lăn, anh P. nhớ lại: "Sau khi phát bệnh khoảng 10 ngày, chân tôi yếu gần như không đi lại được. Tôi sốc và rất bất ngờ vì bản thân trước đây cũng không có bệnh hay biểu hiện gì, hơn nữa vợ thì sắp sinh bé thứ 2, con nhỏ, bố mẹ già…".

"Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ, Bác sĩ Trần Chí Cường, cũng như toàn thể y, bác sĩ đã điều trị cho tôi, thực sự với một người đột nhiên bị liệt cảm giác rất sốc và giờ có những tiến triển tốt thì cũng rất khó tả" - Anh P. chia sẻ thêm.

Anh P. được ra viện sau 10 ngày điều trị.

Anh P. được ra viện sau 10 ngày điều trị.

Dị dạng mạch máu tủy là căn bệnh bẩm sinh rất hiếm gặp, bệnh thường có diễn tiến âm thầm và có biểu hiện giống các bệnh thông thường của cột sống như đau lưng, tê yếu 2 chân, giảm cảm giác 2 chân… dễ chẩn đoán nhầm lẫn với bệnh thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm. Trường hợp nặng sẽ diễn tiến đến tàn phế liệt 2 chân, tiêu tiểu không tự chủ. Việc chẩn đoán xác định bệnh mạch máu tủy chủ yếu dựa vào MRI có mức từ trường cao tối thiểu 1.5 Tesla và đôi khi cần phải bơm thuốc…

Người nhà bệnh nhân gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ, Bác sĩ Trần Chí Cường, cũng như toàn thể y, bác sĩ bệnh viện.

Người nhà bệnh nhân gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ, Bác sĩ Trần Chí Cường, cũng như toàn thể y, bác sĩ bệnh viện.

Dấu hiệu điển hình trên MRI là các mạch máu giãn ngoằn ngoèo gọi là dấu hiệu "Flow void". Việc điều trị chủ yếu hiện nay là dùng phương pháp can thiệp nội mạch, một số trường hợp cần phẫu thuật… phối hợp điều trị nội khoa chống phù tủy, vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau khi đã kiểm soát được khối dị dạng.

Khi có dấu hiệu đau lưng kéo dài, tê yếu 2 chân, mất cảm giác, tiểu không kiểm soát nhất là ở trẻ em và người trẻ, nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa sâu để thăm khám, điều trị sớm…

Văn Dương - Hồng Ân
Ý kiến của bạn
Kết hợp VNeID với iHanoi: Bước tiến đột phá trong triển khai Đề án 06 Kết hợp VNeID với iHanoi: Bước tiến đột phá trong triển khai Đề án 06

Từ 11/11/2024, người dân có thể sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập trên ứng dụng iHanoi. Việc tích hợp VNeID lên iHanoi có thể coi là 1 bước tiến lớn khi mang lại nhiều lợi ích hơn tới người dân Thủ đô.