Cần Thơ: Mổ xuyên đêm cứu sống bệnh nhân u màng não

Địa phương
11:34 AM 25/09/2021

Ngày 24/9, BSCKII. Phạm Thanh Phong - Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Ngoại thần kinh vừa tiến hành phẫu thuật xuyên đêm cứu sống bệnh nhân u màng não chèn ép mô não, phù não nặng. Đây là ca phẫu thuật khó và bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao nếu không phẩu thuật kịp thời.

Theo người nhà bệnh nhân Huỳnh Minh T, SN 1980, ngụ xã Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ thông tin, bệnh nhân T. nhập viện vào khoảng 11h20 ngày 21/9 trong trạng thái lơ mơ. Trước đó, cách 3 ngày nhập viện, bệnh nhân T. có uống rượu. Tình trạng lúc nhập viện: Bệnh nhân lơ mơ, da niêm hồng, tự thở, đồng tử 2 bên 2mm, phản xạ ánh sáng (+), không rõ yếu chi. Bệnh nhân có tiền sử u não 1 năm không rõ loại và không điều trị.

Kết quả CT scan sọ não (chụp cắt lớp vi tính sọ não), khối bất thường chèn ép nhu mô não, phù não nặng. Sau đó bệnh nhân diễn tiến vào hôn mê, đồng tử bên phải bắt đầu dản so với bên trái, được đặt nội khí quản, tri giác xấu hơn, yếu nửa người (T). Bệnh nhân được chụp CT scan sọ não có cản quang cấp cứu để chẩn đoán chính xác tổn thương não. Kết quả: U màng não bán cầu (P) kích thước 10×9×4cm, khối u gây tăng sinh xương, cơ thái dương và nhiều mạch máu, chèn ép nhu mô não, phù não nặng. Bệnh nhân T. được chỉ định phẫu thuật cấp cứu với phương pháp mở sọ và vi phẫu lấy trọn u.

Sau 6 giờ phẫu thuật đầy khó khăn (từ 12 giờ đêm đến 6 giờ sáng) ca phẫu thuật đã thành công. Hiện bệnh nhân T. tỉnh, tiếp xúc tốt, vết mổ lành tốt, yếu tay (T), sức cơ 4/5.

Sau 6 giờ phẫu thuật đầy khó khăn (từ 12 giờ đêm đến 6 giờ sáng) ca phẫu thuật đã thành công. Hiện bệnh nhân T. tỉnh, tiếp xúc tốt, vết mổ lành tốt, yếu tay (T), sức cơ 4/5.

Thường các trường hợp u màng não sẽ nhập viện và làm các xét nghiệm tầm soát u cũng như chọn lựa phương pháp xử trí tối ưu cho bệnh nhân như: tắc mạch máu nuôi u trước khi phẫu thuật lấy u giúp giảm nguy cơ chảy máu trong lúc mổ, tăng tỷ lệ an toàn cho bệnh nhân trong phẫu thuật... Tuy nhiên, đối với bệnh nhân T. cần mổ cấp cứu không thể chậm trễ. Sau 6 giờ phẫu thuật đầy khó khăn (từ 12 giờ đêm đến 6 giờ sáng) ca phẫu thuật đã thành công. Với sự hổ trợ của kính vi phẫu ê-kíp đã lấy trọn toàn bộ khối u, đồng thời bảo tồn các mạch máu não. Hậu phẫu ngày 2 (23/9, sau mổ 48h) tri giác bệnh nhân cải thiện khá.

Hiện tại bệnh nhân T. tỉnh, tiếp xúc tốt, vết mổ lành tốt, yếu tay (T), sức cơ 4/5. Sức cơ tay (P) và hai chân bình thường, thực hiện tốt các y lệnh. Sự hồi phục kỳ diệu của bệnh nhân mang lại niềm vui không thể diển tả của tập thể thấy thuốc bệnh viện và người nhà bệnh nhân.

Theo BSCKI. Nguyễn Đông Quân, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, U màng não là khối u phát triển từ lớp màng nhện của màng não, chiếm 15% trong số các loại u não. Đây là bệnh lý ở mọi lứa tuổi, giới tính, tuy nhiên tỉ lệ u xuất hiện ở người lớn nhiều hơn trẻ em, nữ nhiều hơn nam.

U màng não đa số thường là u lành tính, tuy nhiên chúng thường được phát hiện khi kích thước đã lớn. U màng não đa số tiến triển chậm, biểu hiện lâm sàng khi u phát triển kích thước đủ lớn chèn ép vào cấu trúc não hoặc dây thần kinh sọ, biểu hiện của hội chứng tăng áp lực nội sọ: đau đầu, nôn hoặc buồn nôn, giảm thị lực. Dấu hiệu tổn thương thần kinh sọ: mất ngửi, nhìn mờ, mất thị lực 1 phần hoặc toàn bộ, nhìn đôi, lác, ù tai, giảm thính lực, điếc, tê bì mặt, yếu hoặc liệt tăng dần, cô giật. 

Ngoài ra còn 1 số dấu hiệu khác như: thay đổi tính cách, hành vi, giảm trí nhớ, rối loạn giấc ngủ. Tuy u màng não phát triển chậm và không xâm lấn nhưng khi khối u to có thể chèn ép vào nhu mô não gây yếu liệt nữa người đối bên. Đối với một số khối u màng não, chúng ở vị trí đặc biệt có thể gây thiếu sót chức năng thần kinh nặng nề và đe dọa tính mạng.

Trong các loại u màng não, đa phần lành tính điển hình chiếm gần 90%. Chính vì vậy, nếu được phẫu thuật triệt để, u màng não được coi là loại u có tiên lượng tốt nhất trong các loại u nội sọ. Tuy nhiên, do tính chất lành tính, phát triển chậm nên khối u màng não thường được phát hiện muộn khi kích thước khối u đã lớn. 

Bên cạnh đó, do u giàu mạch máu, thường là loại u mật độ chắc, kích thước lớn luôn là thách thức cho phẫu thuật viên. Với sự hổ trợ kỹ thuật chụp mạch tắc mạch máu nuôi u trước khi phẫu thuật giúp giảm chảy máu trong phẫu thuật và bảo tồn mô não lành. Mặc dù u khá lớn, do phần lớn u màng não lành tính về mô học nên vi phẫu lấy bỏ toàn bộ khối u là phương pháp điều trị hiệu quả, giúp phục hồi lâm sàng và cải thiện chức năng sống nhanh chóng.

Bệnh nhân nên đến bệnh viện khám khi có triệu chứng đau đầu kéo dài, đáp ứng kém với thuốc giảm đau, hoặc có triệu chứng động kinh, yếu liệt tay chân, giảm thị lực… Khi đó các bác sĩ chuyên khoa sẽ khám và chỉ định xét nghiệm phù hợp để tìm ra nguyên nhân (khối u ở não…) để có hướng xử trí triệt để, tránh tình trạng khối u quá lớn nguy hiểm đến tính mạng.

BSCKII. Phạm Thanh Phong - Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết thêm, theo chỉ đạo của Bộ Y tế, hiện ngoài nhiệm vụ triển khai khu điều trị hồi sức các trường hợp COVID-19 nặng, nguy kịch của khu vực ĐBSCL, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ còn phải tập trung đảm bảo nhiệm vụ điều trị cấp cứu các bệnh lý khác, kể cả các trường hợp cấp cứu kỹ thuật cao (mổ tim cấp cứu, can thiệp mạch vành cấp cứu, mạch não…) từ các tuyến chuyển về. Chính vì vậy hoạt động khám và điều trị bệnh luôn phải duy trì, cùng với việc đảm bảo an toàn bệnh viện trong phòng chống dịch ở mức cao nhất.


Văn Dương - Hồng Ân
Ý kiến của bạn
Khách sạn chật vật với bài toán lấp đầy mùa cao điểm Khách sạn chật vật với bài toán lấp đầy mùa cao điểm

Dù ngành du lịch đang ấm trở lại nhưng sự cạnh tranh khốc liệt cùng tâm lý cắt giảm chi tiêu của du khách, vẫn khiến lĩnh vực khách sạn chật vật với bài toán lấp đầy, đặc biệt vào mùa cao điểm.