Cần Thơ: Phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới
Ngày 18/4/2023, Thành uỷ Cần Thơ tổ chức hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW, ngày 04/7/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá X về “Phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới”.
Đến nay mạng lưới khám, chữa bệnh (KCB) bằng Y học cổ truyền (YHCT) của Cần Thơ được củng cố và mở rộng từ tuyến thành phố đến cơ sở (83/83 xã, phường, thị trấn có 99 tổ chức hội trực thuộc); các tổ chức, hội quan tâm phát triển cây thuốc, bảo tồn cây con có giá trị kinh tế, giá trị chữa bệnh, góp phần cùng ngành y tế thực hiện mục tiêu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Trong giai đoạn 2008 - 2023, các tổ chức, hội đã thực hiện KCB cho 2.628.25116 lượt người dân bằng Đông y (kể cả khám, điều trị nội trú và ngoại trú). Tính đến năm 2023, tỷ lệ KCB bằng YHCT, kết hợp với y học hiện đại đạt 9,3% đối với tuyến thành phố; tuyến huyện đạt 9,1% và 28,21% đối với tuyến xã, góp phần quan trọng trong chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nhân dân trong thành phố, đặc biệt đối với tuyến y tế cơ sở. Ngoài ra ngành Đông y thành phố còn tiến hành KCB với các kỹ thuật khác như: Châm cứu (2.831.343 lượt); các phương pháp khác: Xoa bóp, bấm huyệt, vật lý trị liệu, với hơn triệu lượt bệnh nhân điều trị.
Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Đông y đã kịp thời cung cấp nguồn nhân lực cho các cơ sở KCB bằng y học cổ truyền, kết hợp YHCT với y học hiện đại ở các tuyến, đặc biệt là đào tạo đội ngũ y sĩ nhằm cung cấp cho tuyến xã.
Một số mô hình hay được thực hiện trên địa bàn thành phố, như: Tại các quận, huyện có nhiều phòng chẩn trị Đông y KCB miễn phí cho người nghèo. Đây là cách làm hiệu quả, xã hội hóa trong phát huy vai trò của Đông y trong chần trị các bệnh thông thường tại địa bàn ấp, khu vực.
Hoặc trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 vừa qua, ngành Đông y các quận, huyện đã tham gia vào công tác điều trị thể nhẹ và vừa tại cơ sở hiệu quả, với một số cách làm như: Tổ chức cấp, tặng túi thuốc điều trị Covid-19, trong đó có thuốc y học hiện đại như hạ sốt và thuốc y học cổ truyền như thuốc xông, thuốc sắc đóng gói, bổ phổi, chống co thắt cơ tim, thuốc viên Đông y điều trị Covid-19, mang lại hiệu quả cao.
Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Văn Hiểu - Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ, biểu dương những kết quả của ngành Đông y và Hội Đông y TP. Cần Thơ đạt được trong thời gian qua; và thẳng thắn chỉ ra một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị số 24, như: Một số cấp ủy Đảng, chính quyền chưa quan tâm đúng mức việc xây dựng, đề xuất cơ chế, chính sách cụ thể trong chính sách y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhằm tạo điều kiện cho Hội Đông y hoạt động và phát triển toàn diện (các hoạt động chủ yếu của Hội thời gian qua vẫn là hoạt động từ thiện, hỗ trợ miễn phí cho bệnh nhân và người dân có hoàn cảnh khó khăn...).
Công tác xây dựng quy hoạch tổng thể vùng chuyên nuôi, trồng dược liệu và nghiên cứu, bảo tồn nguồn quỹ gen về dược liệu Việt Nam còn nhiều hạn chế; chưa có chính sách đặc thù trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để các lương y chuyển giao những bài thuốc hay, cây thuốc quý và những kinh nghiệm phòng, chữa bệnh bằng Đông y, và truyền nghề cho thế hệ sau. Công tác nghiên cứu khoa học (NCKH), kế thừa và ứng dụng những phương pháp hay, bài thuốc gia truyền còn nhiều hạn chế. Công tác hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực đào tạo, KCB, nuôi trồng, chế biến dược liệu… chưa chuyển biến tích cực.
Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ Phạm Văn Hiểu đề nghị các địa phương, cơ quan… tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện các mục tiêu, giải pháp được nêu trong Chỉ thị số 24 và Thông báo Kết luận số 154 của Ban Bí thư; các văn bản chỉ đạo của Trung ương có liên quan, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, vị trí của nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân; xác định chỉ tiêu phát triển Đông y trong kế hoạch phát triển KT-XH hằng năm của địa phương.
Quan tâm đào tạo, nâng cao chuyên môn các hội viên và tiếp tục củng cố, phát triển hệ thống tổ chức Hội Đông y. Chủ động xây dựng kế hoạch lồng ghép các chương trình của Hội với hoạt động của Trạm y tế xã, phường, thị trấn, nhằm tăng cường chất lượng, hiệu quả công tác KCB… Quan tâm bổ sung, nâng cấp các trang thiết bị KCB bằng YHCT ở các Trạm y tế; củng cố hoạt động khoa y học cổ truyền tại các Bệnh viện đa khoa hoặc khoa y học cổ truyền lồng ghép tại các Trung tâm y tế.
Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động y tế. Khuyến khích người dân trồng và sử dụng thuốc nam để chăm sóc sức khoẻ cho bản thân, gia đình; củng cố vườn thuốc mẫu ở Trạm y tế; xây dựng chiến lược phát triển thuốc nam, nhất các cây, con làm thuốc quý hiếm và có cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, nhất là doanh nghiệp, tham gia; kết hợp tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho hoạt động nuôi trồng các cây, con làm thuốc, chế biến dược liệu.
Thực hiện tốt việc hỗ trợ các đối tượng chính sách và người nghèo trong chăm sóc và nâng cao sức khỏe. Đồng thời quan tâm công tác hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực về đào tạo, NCKH, KCB, nuôi trồng, chế biến dược liệu và trao đổi chuyên gia Đông y.
Nhân dịp này, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ đã tặng Bằng khen cho 10 tập thể và 15 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện chỉ thị số 24-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá X.
Đan PhượngTheo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.