Cần Thơ: Tổ chức Hội thảo Đào tạo y khoa liên tục CME
Ngày 15/9, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ phối hợp cùng Hội can thiệp thần kinh TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo "Đào tạo y khoa liên tục CME - Cập nhật Chẩn đoán và điều trị Đột quỵ - Từ lý thuyết đến thực hành" được diễn ra từ ngày 15-17/9.
Hội thảo có sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia trong nước và các chuyên gia đầu ngành đến từ Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ… trực tiếp tại khóa học sẽ cập nhật kiến thức mới nhất về chuẩn đoán điều trị đột quỵ, cũng như định hướng việc phối hợp xây dựng mạng lưới cấp cứu, can thiệp đột quỵ cho các tỉnh, thành vùng ĐBSCL.
Cùng ngày, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ đã Khánh thành phòng DSA 3, "One Stop Stroke", Robot Corindus hỗ trợ can thiệp DSA lần đầu tiên tại Đông Nam Á.
Đào tạo y khoa liên tục CME "Cập nhật Chẩn đoán và điều trị Đột quỵ - Từ lý thuyết đến thực hành"
Sau đại dịch COVID-19 dường như bệnh đột quỵ đã trở nên trầm trọng hơn, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cộng đồng ghi nhận tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ có sự gia tăng đáng kể bệnh nhân đột quỵ, nhất là các ca đông máu bất thường ở tĩnh mạch não, động mạch não, động mạch phổi, động mạch vành... Điều đáng nói, các ca đột quỵ ngày càng trẻ hóa, thậm chí có trẻ em chỉ mới 4 tuổi cũng bị đột quỵ do tắc tĩnh mạch nội sọ, điều mà trước đây vô cùng hiếm gặp.
Chính sự gia tăng này, đòi hỏi các Trung tâm - Bệnh viện có chuyên khoa điều trị đột quỵ bên cạnh có đầy đủ trang thiết bị máy móc hiện đại thì điều cần thiết chính là đội ngũ y bác sĩ kinh nghiệm. Để nâng cao kiến thức về chẩn đoán và điều trị đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ, tổ chức Hội thảo và Đào tạo y khoa liên tục CME "Cập nhật Chẩn đoán và điều trị Đột quỵ - Từ lý thuyết đến thực hành", đây là chương trình được tổ chức thường niên dành cho các bác sĩ trong và ngoài nước tham gia.
Chương trình năm nay có sự hỗ trợ và tham gia giảng dạy không chỉ của các thầy, các chuyên gia trong nước, lớp học còn có sự góp mặt của các chuyên gia nước ngoài, đến từ các quốc gia như Mỹ, Thổ Nhĩ Kì, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia... Khoá học sẽ cập nhật những kiến thức mới nhất về chẩn đoán điều trị đột quỵ, cũng như định hướng việc phối hợp xây dựng mạng lưới cấp cứu, can thiệp đột quỵ cho các tỉnh thành Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng như cả nước.
Nội dung lớp đào tạo rất cần thiết cho thực hành lâm sàng nhiều chuyên khoa như Nội - Ngoại Thần kinh, Chẩn đoán hình ảnh, Hồi sức cấp cứu. Đặc biệt, không thể bỏ qua với bác sĩ định hướng Can thiệp Nội mạch Thần kinh, các Bệnh viện có máy DSA và chuẩn bị thành lập Đơn vị Đột quỵ.
Khánh thành phòng DSA 3, "One Stop Stroke", Robot Corindus hỗ trợ can thiệp DSA lần đầu tiên tại Đông Nam Á
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ luôn mong muốn đem lại chất lượng chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người dân, vì thế việc đầu tư Robot Corindus là điều cần thiết và quan trọng. Robot can thiệp mạch Corindus đã được chứng nhận FDA và CE để có thể sử dụng trong can thiệp DSA. Điểm ưu việt của Robot Corindus: Hỗ trợ bác sĩ thực hiện kỹ thuật cao trong can thiệp mạch máu trong thời gian nhanh nhất. Giảm 95% liều xạ cho bác sĩ thực hiện thủ thuật can thiệp và 21% cho bệnh nhân.
Giảm ảnh hưởng tác động của áo chì và tư thế đứng, giảm chấn thương cột sống cho các bác sĩ thực hiện thủ thuật chính và các chuyên gia có thể ngồi thoải mái trong phòng điều khiển để điều khiển thao tác của cánh tay Robot trong phòng can thiệp, đặc biệt hiệu quả trong các ca thiệp phức tạp. Bên cạnh đó, Can thiệp bằng Robot giúp tăng độ chính xác và ổn định chất lượng trong can thiệp (đặc biệt là các ca tái tưới máu cấp cứu cho bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp hoặc nhồi máu cơ tim cấp). Thực hiện thủ thuật qua động mạch quay trái và động mạch quay phải dễ dàng giúp tăng tính tiện lợi cho bệnh nhân.
Ngoài ra, khả năng hỗ trợ đo đạc tính toán chính xác tổn thương hẹp mạch máu của Robot làm giảm số lượng stent cần đặt và hỗ trợ bác sĩ chọn đúng kích thước stent do tính năng đo được độ dài tổn thương trực tiếp trong lòng mạch máu (đặc biệt là các tổn thương tại các vị trí mạch máu gấp khúc, đoạn cong).
Trong tương lai, với tính năng có thể điều khiển từ xa (qua internet) Robot Corindus tiếp cận đến tiêu chuẩn chất lượng can thiệp cho bệnh nhân trên toàn cầu, giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn giới hạn địa lý, kết nối với các bệnh viện hàng đầu trên thế giới đang sử dụng robot Corindus để can thiệp mạch (tính năng telerobotic trên robot Corindus). Khi đó cánh tay Robot tại Bệnh viện sẽ được kết nối với trạm điều khiển của một bệnh viện những bệnh viện khác cũng đang trang bị hệ thống Robot Corindus tại Châu Âu/ Mỹ/Nhật, tại đây các bác sĩ có thể trực tiếp hội chẩn và điều khiển cánh tay robot để thực hiện các kỹ thuật can thiệp mạch phức tạp. Thời gian thực hiện các ca can thiệp phức tạp có sự hỗ trợ của Robot sẽ nhanh hơn thực hiện thủ thuật can thiệp bằng tay (đặc biệt đối với những ca can thiệp mạch vành cần đặt 2 stent).
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ hy vọng rằng, thông qua hội thảo lần này sẽ giúp người dân có kiến thức tốt hơn trong việc phòng phòng tránh bệnh tật và tầm soát sớm, để việc chăm sóc sức khỏe được tốt hơn. Giúp cho những phát triển của ngành y tế Việt Nam được biết đến nhiều hơn giúp tăng cường cũng cố niềm tin của người dân vào nền y tế nước nhà...
Văn Dương - Hồng ÂnHội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) vừa có văn bản góp ý Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) gửi Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội và Bộ Tài chính. Trong đó, VDCA đề xuất mức thuế suất 0% cho nhóm dịch vụ nội dung số, giải trí số.