Cần Thơ: Vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa phục hồi phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái “bình thường mới”

Địa phương
11:14 AM 07/12/2021

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp, song TP Cần Thơ vẫn tạo được những điểm nhấn quan trọng.

Thành phố thực hiện hiệu quả các giải pháp trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, triển khai kịp thời các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, giảm thiểu ảnh hưởng của dịch bệnh, tạo sự ủng hộ, đồng hành từ nhân dân và sự nỗ lực từ cộng đồng doanh nghiệp, góp phần cùng chính quyền thành phố thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch, thực hiện mục tiêu kép "vừa phòng, chống dịch, vừa phục hồi phát triển kinh tế - xã hội". Trong năm 2021, tăng trưởng GRDP phục hồi từ mức -2,73% năm 2020 tăng lên 2,79% ước năm 2021, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài khởi sắc với, vốn đăng ký hơn 1,3 tỷ USD…

Vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa phục hồi phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái "bình thường mới".

Vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa phục hồi phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái "bình thường mới".

Năm 2021, dịch COVID-19 bùng phát trở lại vào giữa tháng 7, phải thực hiện giãn cách xã hội để tập trung phòng chống dịch, làm giảm sâu giá trị và đình trệ nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất, kinh doanh, chuỗi cung ứng, thu ngân sách, doanh nghiệp và đời sống của nhân dân. 

Sau thời gian tập trung thực hiện các giải pháp phòng chống dịch, thành phố cơ bản đã được kiểm soát tốt dịch bệnh, kinh tế dần phục hồi; UBND thành phố đã ban hành các Văn bản nhằm khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, đây là tiền đề quan trọng để mở rộng quy mô sản xuất, khôi phục chuỗi cung ứng, kết nối giao thương hàng hóa; đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp quyết tâm khôi phục sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống thích ứng với tình hình mới trong công tác phòng, chống dịch COVID-19…

Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 2,79%, quy mô nền kinh tế ước đến năm 2021 thực hiện đạt 94.257 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người 75,56 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế ước đến cuối năm 2021, tỷ trọng khu vực I chiếm 10,57%; khu vực II chiếm 30,87%, khu vực III chiếm 51,29%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 7,27% GRDP. 

Sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp phải ngưng hoạt động, thực hiện tạm giãn ca, giảm ca, giảm tiến độ sản xuất để phòng chống dịch bệnh và thích nghi với trạng thái bình thường mới; tốc độ tăng tổng sản phẩm khu vực công nghiệp chậm và thấp, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. 

Tăng trưởng GRDP phục hồi từ mức -2,73% năm 2020 tăng lên 2,79% ước năm 2021.

Tăng trưởng GRDP phục hồi từ mức -2,73% năm 2020 tăng lên 2,79% ước năm 2021.

Do đó, doanh thu các ngành kinh doanh đều giảm mạnh ở các nhóm sản phẩm không thiết yếu; tổng mức hàng hóa bán lẻ và dịch vụ ước thực hiện 139.279 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 1.806,9 triệu USD; trong đó: Kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 1.406 triệu USD, dịch vụ thu ngoại tệ 400,9 triệu USD. Tổng kim ngạch nhập khẩu ước thực hiện 485 triệu USD. Hoạt động du lịch bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng, ước năm 2021, tổng số khách đến thành phố 2.101,2 ngàn lượt, giảm 62,5% so năm 2020; các doanh nghiệp lưu trú phục vụ 884,2 ngàn lượt khách, doanh thu 1.353 tỷ đồng, giảm 57,3% so năm 2020.

Nông nghiệp với tổng diện tích lúa gieo trồng đạt 222.376 ha, sản lượng thu hoạch khoảng 1,4 triệu tấn; diện tích gieo trồng cây hàng năm khác 17.320 ha, sản lượng 198.896 tấn và tổng diện tích cây ăn trái 23.340 ha, sản lượng 165.463 tấn. Chăn nuôi chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chăn nuôi trang trại, tập trung theo chuỗi khép kín, an toàn sinh học, theo quy trình VietGAHP; quy hoạch vùng nuôi, trồng thủy sản áp dụng quy trình, kỹ thuật đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Tổng đàn gia súc gia cầm gồm: Đàn bò 4.500 con, đàn heo 130.216 con, đàn gia cầm 2.036.000 con với tổng sản lượng gia súc, gia cầm đạt 41.800 tấn. Diện tích nuôi thủy sản 8.800 ha, sản lượng thu hoạch đạt 222.254 tấn, sản lượng khai thác 6.627 tấn.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 29.500 tỷ đồng. Tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 thành phố được Chính phủ giao 6.896,426 tỷ đồng, thành phố đã giao chi tiết đến thời điểm hiện tại 6.336,707 tỷ đồng, ước năm 2021 giải ngân 4.217,702 tỷ đồng. Thu hút đầu tư được 3 dự án mới với tổng vốn đăng ký 4,36 triệu USD, điều chỉnh 6 dự án tăng vốn đầu tư 9 triệu USD, thu hồi 2 dự án vốn giảm 7,504 triệu USD. Doanh thu của các doanh nghiệp đạt 1.887,76 triệu USD. 

Đầu tư trong nước (ngoài khu công nghiệp) với 3 dự án mới, vốn đầu tư 1.622 tỷ đồng; đến cuối năm, có 104 dự án đang thực hiện, tổng diện tích khoảng 3.323 ha, tổng vốn đầu tư theo chủ trương 135.615 tỷ đồng. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ước cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 6 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 1.318 triệu USD; chấm dứt 3 dự án vốn đăng ký khoảng 11,7 triệu USD. Cấp mới 1.250 lượt hồ sơ đăng ký mới doanh nghiệp với tổng vốn 14.500 tỷ đồng.

Tổng thu ngân sách nhà nước thực hiện đạt 10.127,07 tỷ đồng. Tổng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trên địa bàn ước đến cuối tháng 12 đạt 90.000 tỷ đồng, tăng 3,4% so đầu năm, đáp ứng 76,92% tổng dư nợ cho vay. Tổng dư nợ cho vay đạt 117.000 tỷ đồng.

Tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng và chất lượng công trình, đã thực hiện thẩm định thiết kế và dự toán 178 công trình với tổng giá trị dự toán sau thẩm định 2.937,8 tỷ đồng, qua thẩm định đã cắt giảm dự toán hơn 38 tỷ đồng; thẩm định thiết kế cơ sở 17 dự án với tổng mức đầu tư 5.107,9 tỷ đồng; thẩm định dự án đầu tư xây dựng 48 công trình với tổng mức đầu tư khoảng 1.359,3 tỷ đồng; cấp 1.091 giấy phép xây dựng. Thực hiện miễn, giảm giá tiêu thụ nước sạch hỗ trợ người dân trong mùa dịch COVID-19 với tổng số tiền 1,662 tỷ đồng. 

Năm 2021, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn TP Cần Thơ thực hiện 29.500 tỷ đồng. Thành phố cũng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn đăng ký hơn 1,3 tỷ USD.

Năm 2021, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn TP Cần Thơ thực hiện 29.500 tỷ đồng. Thành phố cũng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn đăng ký hơn 1,3 tỷ USD.

Công tác quản lý đất đai ngày càng chặt chẽ, đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và công tác giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất quan tâm thực hiện. Công tác cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản, khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt, nước dưới đất và xả nước thải vào nguồn nước được thực hiện đúng quy định của pháp luật. Đẩy mạnh thực hiện phong trào toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu; ước năm 2021, công nhận 6 xã nông thôn mới nâng cao, nâng tổng số xã nông thôn mới nâng cao lên 16/36 xã. Kết quả thực hiện Đề án "Mỗi xã một sản phẩm" dự kiến cả năm công nhận 22 sản phẩm OCOP đạt 3 - 4 sao.

Giáo dục và Đào tạo tổ chức cho học sinh ôn tập, học tập tại nhà trong thời gian thực hiện giãn cách phòng, chống dịch COVID-19 bằng nhiều hình thức qua internet, qua truyền hình… Y tế, triển khai kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố, thực hiện đánh giá nguy cơ theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ. Đến nay, tình hình dịch bệnh cơ bản được ngăn chặn, kiểm soát; các hoạt động xã hội từng bước phục hồi. 

Thành phố đã chủ động kích hoạt hệ thống phản ứng nhanh phòng, chống dịch, kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch COVID-19; xây dựng kịch bản đáp ứng tiếp nhận, điều trị với tình huống dịch COVID-19, thành lập kịp thời các Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn; tăng cường năng lực truy vết, xét nghiệm và điều trị COVID-19 trên địa bàn thành phố.

Đến ngày 17/11, ghi nhận 14.152 ca mắc COVID-19, đã điều trị khỏi 8.354 trường hợp, tử vong 135 ca; có 15.484 người hoàn thành cách ly tập trung, trở về địa phương; 124.210 người hoàn thành cách ly theo dõi sức khỏe tại nhà và cơ sở lưu trú, đã thực hiện truy vết 24.383 F1 và 13.118 F2. Có 13 cơ sở xét nghiệm khẳng định và 39 cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm nhanh sàng lọc SARS-CoV-2. Thường xuyên tổ chức kiểm tra trực tiếp tại các điểm tiêm chủng, đảm bảo công tác an toàn tiêm chủng, đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn, đã tiêm 1.302.468 liều; tỷ lệ người được tiêm đạt 73%/tổng dân số.

Thành phố Cần Thơ thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, tính đến ngày 17/11 đã chi hỗ trợ cho 3.682/3.682 người sử dụng lao động, 351.030/420.072 lượt người với tổng kinh phí trên 600 tỷ đồng. Kết quả thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-HĐND của HĐND thành phố, đã chi hỗ trợ cho 5 nhóm được 218.531 người, với kinh phí 423,2 tỷ đồng. 

Thành phố Cần Thơ thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, tính đến ngày 17/11 đã chi hỗ trợ cho 3.682/3.682 người sử dụng lao động, 351.030/420.072 lượt người với tổng kinh phí trên 600 tỷ đồng.

Thành phố Cần Thơ thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, tính đến ngày 17/11 đã chi hỗ trợ cho 3.682/3.682 người sử dụng lao động, 351.030/420.072 lượt người với tổng kinh phí trên 600 tỷ đồng.

Thực hiện hỗ trợ khẩn cấp người dân thiếu đói, thiếu lương thực, thực phẩm, gặp khó khăn do dịch COVID-19, đã chi hỗ trợ 3.139 người, với kinh phí gần 1,57 tỷ đồng. Thực hiện hỗ trợ gạo từ nguồn dự trữ nhà nước cho người dân gặp khó khăn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đã hoàn thành cấp phát gạo cho 334.366 người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19 với 5.015.490 kg gạo. Công tác CCHC luôn được chú trọng, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính nhà nước trên địa bàn. Quốc phòng, an ninh được đảm bảo.

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, kinh tế thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề, hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế tăng chậm lại, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động do không đảm bảo các điều kiện sản xuất, ngành vận tải, du lịch, khách sạn, nhà hàng bị đóng cửa... 

Tuy nhiên, thành phố Cần Thơ đã thực hiện hiệu quả các giải pháp trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, triển khai kịp thời các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, giảm thiểu ảnh hưởng của dịch bệnh, tạo sự ủng hộ, đồng hành từ Nhân dân và sự nỗ lực từ cộng đồng doanh nghiệp, góp phần cùng chính quyền thành phố thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch, thực hiện mục tiêu kép "Vừa phòng, chống dịch, vừa phục hồi phát triển kinh tế - xã hội".

Trong năm 2022, thành phố Cần Thơ tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số, nâng cao năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng chống chịu của nền kinh tế, tạo động lực phục hồi với tốc độ tăng trưởng cao, hiệu quả hơn sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát. 

Trong năm 2022, thành phố tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số…

Trong năm 2022, thành phố tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số…

Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động. Rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách để huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực phát triển thành phố, đặc biệt là tiếp tục đầu tư phát triển nhanh, mạnh, đồng bộ và bền vững kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hệ thống cảng, dịch vụ logistics. Quan tâm phát triển văn hóa, tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh được giữ vững.

Văn Dương - Hồng Ân
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Sẵn sàng cho Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 Hà Nội: Sẵn sàng cho Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024

Hưởng ứng và triển khai các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 tại Hà Nội.