Cần Thơ: Xây dựng đề án nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc
Ngày 7/8, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đề án nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030.
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Nguyễn Thực Hiện cho biết, TP Cần Thơ là trung tâm vùng ĐBSCL có các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội; riêng về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền của thành phố đặc biệt quan tâm như: chính sách hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn TP; chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh, sinh viên DTTS; chính sách hỗ trợ đóng bảo hiểm cho người DTTS...
Năm 2023, thành phố đã hỗ trợ xây dựng mới 35 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo DTTS với tổng kinh phí trên 2,7 tỷ đồng; mua 223 thẻ BHYT cho người có uy tín trong đồng bào DTTS; hỗ trợ, phát vay cho 2.620 hộ DTTS với tổng dư nợ trên 75 tỷ đồng.
Qua đó, đã góp phân giúp các hộ nghèo đồng bào DTTS vươn lên, thoát nghèo, số hộ nghèo DTTS trên địa bàn thành phố giảm dần qua các năm, đến nay thành phố còn 54 hộ, chiếm tỷ lệ 0,53% trên tổng số hộ DTTS.
Bên cạnh đó, hàng năm, thành phố đều tổ chức thăm tặng quà cho hộ dân tộc thiểu số nhân dịp lễ, tết; tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể dục thể thao cho đồng bào dân tộc. Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ cho rằng, thanh tra, kiểm tra trong triển khai thực hiện các chính sách dân tộc là việc làm cần thiết, có ý nghĩa quan trọng để chúng ta thực hiện tốt hơn nữa công tác dân tộc.
Theo Đề án, trong bối cảnh tình hình mới có nhiều nguy cơ, thách thức, phức tạp như hiện nay, việc thực hiện chính sách dân tộc mang tính liên ngành, tính toàn diện, tác động đến nhiều cấp, nhiều ngành trong hệ thống tổ chức nhà nước, hệ thống CT-XH các cấp từ Trung ương đến địa phương.
Theo đó, để tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc, việc nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức thực hiện thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc là thực sự cần thiết nhất là trong giai đoạn triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Đề án nhằm nâng cao, cập nhật kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc cho đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc các cấp, góp phần tăng cường quản lý nhà nước về công tác dân tộc và thực hiện tốt chính sách dân tộc trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương giai đoạn từ nay đến năm 2030.
Mục tiêu đến năm 2030, 100% đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra tại các cơ quan quản lý về công tác dân tộc được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực về nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN, tiêu cực trong thực hiện chính sách dân tộc. 100% cơ quan quản lý về công tác dân tộc được đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số; hiện đại hóa hệ thống cơ sở dữ liệu về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN, tiêu cực.
Kết luận tại hội nghị, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông khẳng định các ý kiến đóng góp tại hội thảo dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, đã tập trung nêu bật chủ đề Hội thảo. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đề nghị Ban Tổ chức Hội thảo tiếp thu những ý kiến thảo luận để bổ sung, biên tập vào Đề án để trình Ủy ban Dân tộc cho ý kiến...
Văn DươngĐiều này phản ánh sự thành công trong việc phát triển hạ tầng số, mở rộng kết nối Internet và áp dụng các mô hình Chính phủ điện tử hiệu quả.