Cảng biển Mỹ tắc nghẽn nghiêm trọng, cước vận tải tăng vọt
Lượng nhập khẩu hàng hóa từ châu Á và châu Âu sang Mỹ tăng quá nhanh đã gây ra tình trạng tắc nghẽn tàu hàng, đẩy giá cước vận tải biển tăng vọt.
- Đơn hàng Châu Âu nhúc nhích tăng trở lại, doanh nghiệp Việt "oằn lưng" vì phí vận tải biển
- Không chỉ Suez, một loạt điểm trọng yếu trên bản đồ vận tải biển thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng
- Cước vận tải biển tăng gấp 4 lần, Hoà Phát quyết định sản xuất container: Giải quyết đầu ra cho 1 triệu tấn HRC của nhà máy thép Dung Quất
Tàu container khổng lồ Ever Given đã được giải cứu vào hồi đầu tuần này, cho phép kênh đào Suez ở Ai Cập lưu thông trở lại, nhưng tại khu vực Nam California của Mỹ, tình trạng tắc nghẽn tàu container vẫn kéo dài dai dẳng do các cảng ở đây bị quá tải công suất.
Số lượng container đang được xử lý tại cảng Los Angeles và Long Beach (California, Mỹ), nơi được xem là cửa ngõ tiếp nhận hàng từ châu Á, đã tăng khoảng 80% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 45% trong tháng 2 so với cùng kỳ năm ngoái (đánh dấu tháng thứ 8 tăng liên tiếp).
Hai cảng này xử lý gần 40% tổng lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển đến nước Mỹ nhưng không thể bốc dỡ kịp lượng hàng hóa nhập khẩu đang tăng mạnh, đặc biệt là khi người tiêu dùng Mỹ được dự báo chi tiêu mua sắm rầm rộ. Khi công suất xử lý của hai cảng Los Angeles và Long Beach bị quá tải, hàng chục tàu container buộc phải nằm chờ ngoài khơi.
Ông Gene Seroka, Giám đốc điều hành cảng Los Angeles cho biết, nhập khẩu hàng hoá đã tăng với tốc độ chưa từng có. Tuy nhiên, công suất xử lý hàng hóa vẫn bị ảnh hưởng do tác động của COVID-19. Truyền thông địa phương cho biết, khoảng 800 công nhân, tương đương 5% tổng số lao động tại 2 cảng trên, đã bị nhiễm virus trong tháng 2 và 3/2021.
Sự tắc nghẽn của các tàu container ở Bờ Tây nước Mỹ đã làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm container, dẫn đến giá cước vận tải biển từ châu Á sang Mỹ tăng vọt.
Chẳng hạn, theo hãng nghiên cứu thị trường Freightos ở Hong Kong, vào cuối tháng 3, chi phí vận chuyển một container 40 feet từ Trung Quốc sang Bờ Tây tăng lên mức 5.000 USD. Mức giá cước này cao hơn 250% so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí để vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ châu Âu đến Bờ Tây cũng đã tăng gấp đôi trong vòng một năm qua.
Trong khi đó, giá khởi điểm đã tăng 250% so với cùng kỳ năm ngoái. Phí vận chuyển từ châu Âu đến Bờ Tây cũng tăng gần gấp đôi.
Ngoài ra, lượng tàu container dồn ứ ở ngoài bờ biển bang California đang ảnh hưởng lớn đến thu nhập của các doanh nghiệp Mỹ. Như hãng giày và quần áo thể thao Nike, có trụ sở ở bang Oregon, đã bị chậm giao hàng từ châu Á khoảng 3 tuần. Trong quý III của năm tài chính 2020, kết thúc vào tháng 2/2021, doanh số toàn cầu của Nike tăng 3% so với năm trước đó nhưng doanh số của hãng này tại thị trường Bắc Mỹ giảm 10% do tình trạng gián đoạn nguồn cung.
Ông Jon Gold, Phó Chủ tịch chuỗi cung ứng và chính sách hải quan của Liên đoàn Bán lẻ quốc gia (National Retail Federation) có trụ sở tại Washington cho biết, để ứng phó với khó khăn hiện tại, một số công ty đã chuyển sang vận tải hàng không với chi phí cao gấp 8-10 lần. Ông cũng dự đoán, khoản chi phí dôi ra này sẽ được tính vào giá sản phẩm. Nếu đúng như vậy, chi tiêu của người tiêu dùng có thể bị ảnh hưởng.
Nhung T. (Theo Nikkei Asia/WSJ)Công ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.