Cảnh báo 10 sản phẩm xuất khẩu đối diện nguy cơ bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại

Đầu tư và Tiếp thị
08:57 AM 17/08/2021

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) vừa cập nhật danh sách cảnh báo 10 mặt hàng, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, tiếp tục có nguy cơ bị nhiều thị trường nước ngoài, đặc biệt là Hoa Kỳ áp dụng biện pháp chống lẩn tránh, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp hoặc phòng vệ thương mại.

Danh sách được xây dựng trên cơ sở theo dõi biến động xuất khẩu của những mặt hàng đã bị thị trường xuất khẩu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) hoặc các biện pháp hạn chế thương mại khác với nước thứ ba nhưng chưa áp dụng đối với Việt Nam.

Theo thông báo mới nhất từ Cục PVTM, từ tháng 1 đến tháng 5/2021, danh sách theo dõi 10 mặt hàng được xác định có nguy cơ bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp hoặc biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm: gỗ dán từ nguyên liệu gỗ cứng, tủ gỗ, ghế sofa có khung gỗ, đá nhân tạo, gạch men, xe đạp điện, ống đồng, vỏ bình ga, ghim đóng thùng, gỗ thanh và viền dải gỗ được tạo dáng liên tục.

Cảnh báo 10 sản phẩm xuất khẩu đối diện nguy cơ phòng vệ thương mại - Ảnh 1.

Doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động ứng phó với các vụ kiện PVTM, nhằm bảo vệ lợi chính đáng của mình

Cụ thể, đầu tiên là gỗ dán từ nguyên liệu gỗ cứng với mã HS 4412.31, 4412.32, 4412.33, 4412.34, 4412.94, 4412.99. Theo thống kê của Bộ Công thương, trong giai đoạn 12 tháng từ tháng 6/2020 - 5/2021, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ của các mặt hàng này đạt 407,3 triệu USD - chiếm tới 25% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Hoa Kỳ.

Sản phẩm thứ hai là tủ gỗ với mã HS tham khảo: 9403.40, 9403.60. Kim ngạch xuất khẩu tủ gỗ trong giai đoạn 12 tháng từ tháng 6/2020 - 5/2021 tiếp tục tăng 73% so với cùng kỳ năm trước đó, lên gần 2,8 tỷ USD - chiếm 34% trong tổng nhập khẩu mặt hàng này của Hoa Kỳ.

Trước đó, tháng 10/2020, Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) đã thông báo khởi xướng điều tra về tình hình nhập khẩu và sử dụng gỗ nguyên liệu được khai thác và buôn bán bất hợp pháp tại Việt Nam. Vụ việc điều tra hiện chưa có kết luận cuối cùng.

Cục Phòng vệ thương mại nhấn mạnh, bên cạnh cuộc điều tra đang diễn ra, tồn tại khả năng cao Hoa Kỳ có thể khởi xướng các cuộc điều tra khác về phòng vệ thương mại hoặc lẩn tránh thuế đối với mặt hàng tủ gỗ nhập khẩu từ nước ta.

Sản phẩm thứ ba là ghế sofa có khung gỗ, mã HS 9401.61. Theo thống kê, trong giai đoạn 12 tháng từ tháng 6/2020 - 5/2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam lên đến 2,87 tỷ USD, tăng 73,7% so với cùng kỳ năm trước - chiếm 39,3% trong tổng nhập khẩu mặt hàng này của Hoa Kỳ.

Cảnh báo 10 sản phẩm xuất khẩu đối diện nguy cơ phòng vệ thương mại - Ảnh 2.

Một số mặt hàng xuất khẩu tăng vọt bị Cục Phòng vệ thương mại cảnh báo nguy cơ bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ẢNH: NG.NG

Bên cạnh đó, tháng 10/2020, USTR đã thông báo khởi xướng điều tra về tình hình nhập khẩu và sử dụng gỗ nguyên liệu được khai thác và buôn bán bất hợp pháp tại Việt Nam. Vụ việc điều tra của Hoa Kỳ chưa có kết luận cuối cùng. Ngoài ra hiện vẫn tồn tại khả năng Hoa Kỳ khởi xướng các cuộc điều tra khác về phòng vệ thương mại hoặc lẩn tránh thuế đối với mặt hàng ghế sofa nhập khẩu từ Việt Nam.

Ngoài ra còn có gỗ thanh và viền dải gỗ được tạo dáng liên tục với mã HS 4409.10, 4409.22, 4409.29. Mặt hàng này mới được bổ sung vào Danh sách cảnh báo. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu tăng từ tháng 11/2020. Trong giai đoạn 12 tháng từ tháng 6/2020 - 5/2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 13,6 triệu USD, tăng 315,6% so với cùng kỳ năm trước - chiếm 1,42% trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ.

Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, nhờ tăng cường công tác kiểm tra giám sát, thiết lập Danh sách cảnh báo sản phẩm có nguy cơ bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp hoặc biện pháp PVTM, nước ta đã kịp thời ngăn chặn, né tránh được nhiều rủi ro khi xuất khẩu cũng như ngăn ngừa được một số trường hợp doanh nghiệp gian lận về xuất xứ hàng hóa...

Theo các chuyên gia, song song với việc chủ động đối phó rủi ro, các doanh nghiệp và ngành hàng cần đặc biệt chú ý giám sát việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ và khai báo xuất xứ để ngăn chặn các hành vi gian lận có thể xảy ra nhằm hưởng lợi từ chênh lệch thuế. Đặc biệt là trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc đến nay chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Về lâu dài, để xuất khẩu bền vững, các doanh nghiệp nước ta cần nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu, gia tăng chế biến sâu, xây dựng thương hiệu để vừa tăng giá trị, vừa tránh các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp. Ngoài ra, hàng hóa xuất khẩu nước ta cũng cần hướng đến đa dạng hóa thị trường, không phụ thuộc quá lớn vào một số thị trường, trong đó có Hoa Kỳ.

Huyền My (T/h)
Ý kiến của bạn
IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024 IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024

Năm 2024, Việt Nam được IMF dự báo quy mô GDP theo sức mua tương đương - GDP (PPP) đạt khoảng 1.559 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Indonesia vẫn được dự báo xếp thứ nhất với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 4.720 tỷ USD.