Cảnh báo hàng hóa mượn xuất xứ
Càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam càng phải đối mặt với nhiều nguy cơ lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
Lực lượng hải quan đã bắt giữ nhiều vụ hàng Trung Quốc giả mạo xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu đi nước khác
Đó là, gian lận xuất xứ hàng hóa, mượn xuất xứ để né thuế và điều đó sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến nền xuất khẩu của nước ta.
Thực tế cho thấy, trong thời gian trở lại đây cơ quan hải quan Việt Nam đã phát hiện ra nhiều vụ việc có dấu hiệu nhập khẩu hàng hóa thành phẩm, bán thành phẩm từ nước ngoài về Việt Nam để giả mạo xuất xứ xuất đi các nước. Điển hình như vụ buôn lậu gần 2 tỷ USD nhôm tại Vũng Tàu hay vụ phát hiện “núi” nhôm Trung Quốc lên đến 1,8 triệu tấn, trị giá tới khoảng 4,3 tỷ USD “đội lốt” hàng Việt định xuất sang Mỹ và các nước khác.
Tôi không thể và cũng không có bằng chứng về việc hàng hóa không rõ nguồn gốc đội lột hàng Việt xuất khẩu nhưng từ thực tế tư vấn cho hoạt động của doanh nghiệp, tôi chỉ muốn đưa ra một lưu ý rằng, phần lớn các vụ kiện về phòng vệ thương mại đều liên quan đến các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.
Chúng ta biết rằng Trung Quốc là nước phải chịu rất nhiều biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới. Để né các biện pháp phòng vệ thương mại, một số doanh nghiệp Trung Quốc có thể sẽ đưa hàng hòa của mình vòng qua nước thứ 3.
Trong trường hợp này, doanh nghiệp đừng vì lợi nhuận trước mắt mà tiếp tay doanh nghiệp ngoại.
Bởi vì những lợi ích của riêng doanh nghiệp, hàng hóa của nước xuất khẩu có thể sẽ bị áp dụng biện pháp trừng phạt của quốc gia nhập khẩu. Việc áp dụng ở mức độ nào sẽ tuỳ thuộc vào quyền quyết định của quốc gia nhập khẩu. Đó là còn chưa kể đến tình trạng, tại một số quốc gia như Mỹ, EU thì các quốc gia này áp dụng chế độ tự chứng nhận xuất xứ, tức là không yêu cầu doanh nghiệp xuất trình C/O do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp. Nên khi một vụ kiện về chống lẩn tránh xảy ra, cơ quan chức năng của nước có hàng hóa xuất khẩu rất khó có thể can thiệp và hỗ trợ doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, hàng hóa Việt Nam sẽ bị mất uy tín trên thị trường quốc tế hoặc bị hạn chế xuất khẩu vào các thị trường này nếu bị nước nhập khẩu phát hiện và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
(*) Giám đốc điều hành Công ty Luật Tín và Tâm
Từ 11/11/2024, người dân có thể sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập trên ứng dụng iHanoi. Việc tích hợp VNeID lên iHanoi có thể coi là 1 bước tiến lớn khi mang lại nhiều lợi ích hơn tới người dân Thủ đô.