Cảnh báo thủ đoạn lợi dụng thông tin trên CCCD/CMND để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật

Thời gian qua, tội phạm công nghệ cao phát triển mạnh trên các nền tảng Internet, mạng xã hội, rất nhiều người đã sập bẫy hoặc thành nạn nhân của loại hình tội phạm này do để lộ thông tin cá nhân trên mạng xã hội.

Theo thông báo của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, thời gian qua tại một số địa phương xuất hiện tình trạng có nhóm đối tượng xin chụp ảnh Căn cước công dân  (CCCD) hoặc Chứng minh nhân dân (CMND) và trả tiền cho người dân hoặc người dân vô tư chia sẻ hình ảnh CCCD hoặc CMND của bản thân lên mạng xã hội. Vấn đề này tiềm ẩn nhiều nguy cơ lộ lọt thông tin cá nhân, các đối tượng phạm tội, đặc biệt là tội phạm công nghệ cao sẽ triệt để lợi dụng những thông tin này để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Một số thủ đoạn thường được các đối tượng sử dụng như:

Cảnh báo thủ đoạn lợi dụng thông tin trên CCCD/CMND để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật - Ảnh 1.

Ảnh minh họa Internet

Thông qua các ứng dụng vay tiền online, chỉ cần chụp ảnh CCCD hoặc CMND là có thể giải ngân vay tiền, từ đó các đối tượng lợi dụng lấy thông tin của người khác gửi vào các ứng dụng này để vay tiền và chiếm đoạt.

Sử dụng CCCD (CMND) của người khác để đăng ký thuê bao trả sau của các nhà mạng và thực hiện các cuộc gọi trong nước, quốc tế.

Mượn, thuê CCCD hoặc CMND để mở tài khoản ngân hàng, mở tài khoản bitcoin.

Các công ty ảo hoạt động không có nhân viên, sau đó mua lại hình ảnh CCCD hoặc CMND của người khác để đăng ký mã số thuế nhằm qua mặt cơ quan chức năng…

Mã QR và chip trên thẻ CCCD chứa rất nhiều thông tin cá nhân mà tội phạm công nghệ cao triệt để lợi dụng để trục lợi. Tuy nhiên, hiện nay nhiều công dân vẫn "vô tư" chia sẻ hình ảnh CCCD của mình trên mạng xã hội.

Hiện tại, có rất nhiều ứng dụng cho vay tiền online chỉ cần chụp hình ảnh CCCD hay CMND (CMND) hai mặt là có thể được giải quyết hợp đồng vay tiền và giải ngân một cách nhanh chóng.

Vì vậy, các đối tượng xấu thường tìm cách lấy thông tin cá nhân của người khác, sau đó chụp ảnh và gửi vào những ứng dụng này để vay tiền nhằm chiếm đoạt. Các app cho vay tiền online này có ưu điểm là thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh, nhưng có nhược điểm lớn nhất đó là bỏ qua khâu xác minh chính chủ, hoặc có xác minh nhưng quá trình xác minh rất sơ sài, từ đó tạo sơ hở và kẽ hở cho những đối tượng khác có cơ hội để chiếm đoạt tiền thông qua hợp đồng vay.

Các cơ quan chức năng đề nghị người dân nâng cao cảnh giác, chủ động bảo vệ dữ liệu và thông tin cá nhân, thông tin tài khoản của bản thân, không chia sẻ hình ảnh CCCD (CMND) lên các trang mạng xã hội để phòng ngừa các đối tượng xấu lợi dụng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Đồng thời, phát hiện, tố giác tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và các hành vi liên quan đến chiếm đoạt, sử dụng trái phép thông tin cá nhân với cơ quan Công an để kịp thời xác minh, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Thành Trung - Trần Kim (Tổng hợp)
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.