Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo qua không gian mạng

Thời gian qua, rất nhiều người đã sập bẫy những chiêu trò lừa đảo của các đối tượng qua không gian mạng bằng nhiều hình thức khác nhau. Các đối tượng sử dụng nhiều cách tinh vi để dụ người dùng vào cái bẫy của chúng giăng sẵn.

Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo qua không gian mạng - Ảnh 1.

Các hình thức lừa đảo phổ biến như: tạo ra các trang web có giao diện giống với các trang thương mại điện tử bán lẻ uy tín như Shopee; Lazada... khiến nhiều người lầm tưởng đó là trang web chính thống của các đơn vị này, với chiêu trò tạo ra các đơn hàng với tỷ suất lợi nhuận cao để lừa người dùng đầu tư vào rồi sập bẫy, không rút được tiền ra khi đã đầu tư.

Một hình thức khác là gửi các đường link thông qua MXH như Zalo, Facebook, Telegram; hoặc gửi qua Email... khi người dùng tạo tài khoản trên các trang web này, sẽ dễ dàng bị đánh cắp thông tin cá nhân như số CCCD/CMND; số điện thoại... sau đó tội phạm loại này sẽ sử dụng các thông tin trên vào mục đích xấu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh tội phạm, nhất là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền, đánh bạc, tổ chức đánh bạc...

Một hình thức không hề mới nhưng nhiều người dùng vẫn "sập bẫy" đó là MXH. Những tài khoản MXH không để bảo mật cáo sẽ bị các đối tượng hack, rồi dùng tài khoản MXH đó để vay tiền, tống tiền... những người trong danh sách bạ bè.

Một độc giả ở  huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình cho biết "Vào ngày 11 tháng 6 năm 2022 tôi có nhận được thông tin từ một tài khoản facebook mời gọi tôi đầu tư vào một trang web sẽ được hưởng lợi nhuận cao từ việc sở hữu các gian hàng trên Shopee. Mức lợi nhuận 12% trên mỗi đơn hàng.

Do không hiểu biết tôi đã bị tài khoản Facebook trên lợi dụng, nhiều lần chuyển tiền vào số  tài khoản mà đối tượng yêu cầu, tổng số tiền là 34 triệu đồng, Ngày 14 tháng 6 năm 2022 đối tượng trên tiếp tục nhắn tin cho tôi yêu cầu chuyển thêm 55 triệu đồng nữa vào số tài khoản trên, nhưng tôi không có tiền nên không chuyển được.

Sau đó tôi phát hiện ra trang web trên không phải là trang web của Shopee, đối tượng đã lợi dụng vào sự thiếu hiểu biết của tôi nhằm mục đích chiếm đoạt số tài sản trên. Trên hệ thống của trang web này có cho mục "rút tiền" nhưng nhiều lần thực hiện việc rút tiền nhưng không được".

Có thể dễ dàng nhận thấy nhiều trang web mà tội phạm dụ dỗ người dùng, không có thông tin của nhà quản lý, không có thông tin liên hệ. Lợi dụng vào việc thiếu hiểu biết kèm với ham lợi nhuận cao của một số người, loại tội phạm công nghệ cao như thế này dễ dang dẫn dắt nạn nhân để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Trao đổi với PV, một cán bộ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Thái Bình cho biết: "Khi xác nhận các giao dịch, thanh toán quan mạng internet, mọi người hãy chú ý chỉ thanh toán cho các giao dịch trên những trang web uy tín, được Bộ Công thương  cấp phép, có rất nhiều trang web giả mạo đánh lừa người tiêu dùng nhằm mục đích lấy thông tin cá nhân hoặc chiếm đoạt tài sản của người dùng. Khi phát hiện những dấu hiệu trên, cần báo ngay cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phối hợp xử lý"

Như vậy có thể thấy hình thức lừa đảo qua không gian mạng ngày càng tinh vi, đối tượng dùng nhiều thủ đoạn, hình thức khác nhau để đưa nạn nhân vào một cái bẫy giăng sẵn với mục đích chiếm đoạt tài sản. Cần phải nâng cao cảnh giác với loại tội phạm này.

Thành Trung
Ý kiến của bạn
Cần chính sách đột phá làm điểm tựa cho doanh nghiệp "bay cao" Cần chính sách đột phá làm điểm tựa cho doanh nghiệp "bay cao"

Việt Nam đã xây dựng được những doanh nghiệp (DN) dẫn đầu, có năng lực cạnh tranh, vươn tầm quốc tế, đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Song vẫn cần xây dựng chính sách đột phá để hỗ trợ DN "bay cao" và tạo dựng được nhiều doanh nghiệp dẫn đầu hơn nữa.