Cao Bằng: Đặc sắc Ngày hội Văn hóa Chợ tình Phong lưu huyện Bảo Lạc

Địa phương
02:36 PM 22/09/2023

Chợ tình vốn là một nét văn hóa trong đời sống sinh hoạt của các dân tộc vùng cao phía Bắc. Đồng bào các dân tộc đến chợ tình ngày nay không chỉ để mua bán mà còn gửi gắm niềm thương, nỗi nhớ.

Chợ tình Phong lưu huyện Bảo Lạc năm 2023 là một chương trình văn hóa nghệ thuật quần chúng gắn với phát triển kinh tế - xã hội, nhằm tiếp tục giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, thế mạnh phát triển văn hóa, thể thao, du lịch và các giá trị di sản văn hóa các dân tộc của địa phương trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển. Ngày hội diễn ra trong 2 ngày, từ ngày 28 - 29/9/2023.

photo-1695367722671

Ngày hội Văn hóa Chợ tình Phong lưu huyện Bảo Lạc diễn ra trong 2 ngày, từ ngày 28 - 29/9/2023.

Ngày hội nhằm tái hiện những giá trị cuộc sống, bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc, góp phần xây dựng và phát triển những chuẩn mực đạo đức xã hội, gia đình, ca ngợi tình yêu đôi lứa mang đậm tính nhân văn cao đẹp của đồng bào các dân tộc; là dịp để các Nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, phát huy tinh thần đoàn kết các dân tộc và góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn toàn huyện.

Các hoạt động năm nay có sự gắn kết chặt chẽ, thể hiện được bản sắc văn hoá các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn huyện; gắn các hoạt động văn hóa, thể thao với công tác quảng bá, giới thiệu văn hoá, sản vật truyền thống, sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng của địa phương, mang ý nghĩa 2 thiết thực trong việc bảo tồn các lễ hội truyền thống và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần của nhân dân các dân tộc vùng cao.

Chương trình nghệ thuật Khai mạc ngày hội gồm hoạt động biểu diễn văn nghệ và trình diễn trang phục các dân tộc. Cùng với đó là các môn thể thao truyền thống như Thi đẩy gậy, Lày cỏ, Nhảy bao, Gánh nước bằng ống tre, Ném ngô vào gùi.

Tại không gian trưng bày không gian văn hóa và giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của địa phương gồm 14 không gian của 14 xã, thị trấn và 1 gian hàng của Trung tâm DVNN. Bao gồm các đoàn trang trí, tổ chức trưng bày hiện vật văn hoá; sản vật truyền thống; sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng của địa phương (trang phục, mũ, nón, giày, các sản phẩm thêu, dệt; đạo cụ âm nhạc của dân tộc; ẩm thực, các vật dụng lao động, sinh hoạt hàng ngày, các sản phẩm du lịch…).

Phiên chợ ngày nay không chỉ mang ý nghĩa nguyên bản là nơi hò hẹn, trao duyên của các đôi trai gái dân tộc bản địa mà còn là dịp để du khách khám phá, trải nghiệm nét văn hóa riêng có, để cảm nhận không khí tất bật, náo nhiệt của một phiên chợ vùng cao, nổi bật với các loại sản vật, ẩm thực đặc trưng các dân tộc.

Việt Dũng
Ý kiến của bạn