Cao Bằng: Kỳ vọng ngành du lịch sớm phục hồi sau đại dịch COVID-19

Địa phương
12:22 PM 13/01/2023

Từ ngày 8/1/2023, Trung Quốc đã mở cửa biên giới. Cơ hội lớn cho du lịch Việt Nam nói chung, Cao Bằng nói riêng sẽ mở ra, bởi thị trường Trung Quốc chiếm tới 1/3 lượng khách quốc tế tới Việt Nam hàng năm.

Cao Bằng: Kỳ vọng ngành du lịch sớm phục hồi sau đại dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Bản Giốc đón Xuân 2023

Theo thống kê, tính tới tháng 10/2022, Cao Bằng đã đón tiếp gần 754.000 lượt khách, tăng 111%; tổng doanh thu du lịch đạt 377,4 tỷ đồng, tăng 687,9% so với cùng kỳ năm 2021. Để có được kết quả như trên, ngay sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, các hoạt động du lịch đã được Cao Bằng khởi động lại. Hiện nay, Cao Bằng đã bổ sung thêm các sản phẩm du lịch mới, cùng với đó các dịch vụ du lịch đã được đầu tư nâng cao chất lượng. 

Các khu du lịch trên địa bàn tỉnh (các điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn) đều chỉnh trang như: Khuổi Khon (Bảo Lạc); checkin đỉnh cao Phja Oắc, Hoài Khao (Quang Thành, Nguyên Bình); Lan's Nùng homestay, Làng đá Khuổi Ky, Nasan Graden (Trùng Khánh); Di sản san hô cổ Lang Môn (Nguyên Bình); Di sản hóa thạch cúc đá Lũng Luông (Hà Quảng); Mắt thần núi, vườn dẻ cổ, điểm trải nghiệm bãi sông Thong Coót (Trùng Khánh); Bazan cầu gối đèo Mã Phục (Quảng Hòa)....

Cao Bằng: Kỳ vọng ngành du lịch sớm phục hồi sau đại dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Động Ngườm Ngao ở huyện Trùng Khánh

Cùng với xây dựng sản phẩm du lịch mới, Cao Bằng đã chủ động tham gia các sự kiện văn hóa, du lịch trong nước và quốc tế, tạo cơ hội quảng bá, kết nối du lịch Cao Bằng. 

Nổi bật là tham gia Hội nghị quốc tế lần thứ 7 của mạng lưới CVĐC Toàn cầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Satun (Thái Lan), CVĐC Non nước Cao Bằng đã giành quyền đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của mạng lưới CVĐC Toàn cầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2024; Chương trình du lịch "Qua những miền di sản Việt Bắc" lần thứ XIII - Hà Giang năm 2022 tại Thủ đô Hà Nội và tỉnh Hà Giang; Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 18 năm 2022...

Cao Bằng: Kỳ vọng ngành du lịch sớm phục hồi sau đại dịch COVID-19 - Ảnh 3.

Đèo Khau Cốc Trà ở huyện Bảo Lạc

Việc Trung Quốc điều chỉnh chính sách phòng chống dịch và xuất nhập cảnh từ ngày 8/1/2023, là tín hiệu tích cực đối với du lịch Cao Bằng ngay trong những ngày đầu năm 2023. Tuy nhiên, để đón được luồng khách này đòi hỏi Cao Bằng cần có những biện pháp vừa đón, phục vụ khách du lịch chu đáo, cung cấp dịch vụ đa dạng, chất lượng nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn, phòng chống dịch bệnh. 

Các giải pháp cần triển khai như: sớm thông báo chính sách visa, đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh, tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch Cao Bằng. Cần triển khai chiến dịch truyền thông hình ảnh du lịch Việt Nam trên kênh mạng xã hội, nền tảng công nghệ thịnh hành ở Trung Quốc hiện nay như Weibo, Tik Tok, WeChat, QQ, Baidu; Phối hợp với cơ quan báo chí, truyền thông Trung ương và địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá du lịch Cao Bằng; Nâng cấp Cổng du lịch caobangtourism.vn, ứng dụng du lịch thông minh trên smartphone (app Cao Bang Tourism) với các tiện ích tra cứu bản đồ, tìm thông tin chính xác về các địa điểm, lập trình tự động theo nhu cầu, đặt dịch vụ khách sạn, nhà hàng dễ dàng, tiết kiệm thời gian, chi phí cho du khách.

Châu Nguyên
Ý kiến của bạn
Kết hợp VNeID với iHanoi: Bước tiến đột phá trong triển khai Đề án 06 Kết hợp VNeID với iHanoi: Bước tiến đột phá trong triển khai Đề án 06

Từ 11/11/2024, người dân có thể sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập trên ứng dụng iHanoi. Việc tích hợp VNeID lên iHanoi có thể coi là 1 bước tiến lớn khi mang lại nhiều lợi ích hơn tới người dân Thủ đô.