Cắt buồng trứng có kinh nguyệt không? Cơ hội mang thai là bao nhiêu?
Cắt buồng trứng có kinh nguyệt không, cắt buồng trứng có thể mang thai được nữa không là vấn đề được chị em quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc và sức khỏe sinh sản của người phụ nữ.
- 1. Cắt buồng trứng có kinh nguyệt không?
- 2. Cắt 2 buồng trứng có kinh nguyệt không?
- 3. Cắt 1 bên buồng trứng có kinh nguyệt không?
- 4. Khả năng mang thai sau khi cắt buồng trứng của phụ nữ
- 5. Quan hệ vợ chồng không bị ảnh hưởng khi chị em phải cắt buồng trứng
- 6. Hậu quả của việc cắt buồng trứng
- 7. Một số câu hỏi liên quan khác khi cắt buồng trứng
Cắt buồng trứng có kinh nguyệt không là vấn đề được nhiều chị em quan tâm vì buồng trứng là yếu tố chính để kết hợp với tinh trùng giúp làm tăng khả năng có thai của phụ nữ. Chức năng được biết đến nhiều nhất của buồng trứng là sản sinh trứng và các chức năng nội tiết là tạo ra các hormone. Nếu trường hợp bắt buộc phải cắt bỏ điều chị em lo lắng nhất là cắt buồng trứng có kinh nguyệt không và khả năng mang thai còn hay mất.
1. Cắt buồng trứng có kinh nguyệt không?
Cắt bỏ buồng trứng là chỉ định của bác sĩ trong các trường hợp phụ nữ mắc các bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng như ung thư buồng trứng, u nang buồng trứng, xoắn buồng trứng... để hạn chế sự lan rộng của các khối u nguy hiểm.
Việc cắt bỏ buồng trứng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Ở độ tuổi sinh sản và đang trong giai đoạn mong có con, điều bệnh nhân quan tâm nhất là làm thế nào bảo toàn được buồng trứng, hoặc loại bỏ 1 trong 2 bên buồng trứng,...
2. Cắt 2 buồng trứng có kinh nguyệt không?
Cơ thể mỗi chị em đều có 2 buồng trứng, bên trái và bên phải. Trường hợp cả 2 đều mắc bệnh, có nguy cơ ung thư bắt buộc bác sĩ phải chỉ định cắt bỏ cả 2 bên. Khi đó chức năng của buồng trứng sẽ không còn hoạt động nên và chắc chắn không thể có kinh nguyệt trở lại.
Cắt 2 buồng trứng có con được không? Cắt bỏ 2 buồng trứng không có khả năng thụ thai tự nhiên thành công. Mẹ có thể có thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm bằng cách xin trứng.
Cắt buồng trứng có kinh nguyệt không thì câu trả lời là có nếu cắt cả 2 buồng trứng - (Ảnh: Internet)
3. Cắt 1 bên buồng trứng có kinh nguyệt không?
Nếu cắt một bên thì buồn trứng vẫn còn khả năng hoạt động bình thường. Do 2 buồng trứng hoạt động độc lập nên sau khi cắt bỏ một bên, bên còn lại vẫn đủ khả năng duy trì khả năng sinh sản và chức năng nội tiết. Do đó, bạn vẫn có kinh nguyệt bình thường.
Cắt 1 bên buồng trứng có con được không? 1 bên buồng trứng vẫn đủ khả năng duy trì sinh sản nên người cắt 1 bên buồng trứng vẫn có thể có con. Cơ hội thụ thai thành công sau khi cắt bỏ buồng trứng là 50%. Thông thường, người bệnh nên mang thai sau khi điều trị khoảng 2 năm và tùy thuộc vào mức độ hồi phục của bệnh nhân.
4. Khả năng mang thai sau khi cắt buồng trứng của phụ nữ
Thực tế, khả năng mang thai của phụ nữ sau khi thực hiện cắt 1 bên buồng trứng là vẫn nguyên vẹn do 2 buồng trứng hoạt động độc lập với nhau. Do đó, nếu cắt 1 bên thì bên còn lại vẫn có khả năng duy trì sinh sản.
Tuy nhiên, đối với phụ nữ phải cắt bỏ cả 2 buồng trứng thì khả năng thụ thai tự nhiên thành công không có. Nhưng nếu người phụ nữ muốn có con thì có thể thực hiện biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm bằng cách xem xét tới việc lưu trữ trứng trước khi tiến hành phẫu thuật cắt buồng trứng hoặc xin trứng.
5. Quan hệ vợ chồng không bị ảnh hưởng khi chị em phải cắt buồng trứng
Sau khi cắt buồng trứng, phụ nữ còn ham muốn tình dục hay không?
Câu trả lời là không ảnh hưởng đến việc quan hệ tình dục, nhu cầu tình dục ở cả 2 giới phụ thuộc vào hormone nam chứ không phải estrogen.
Cắt buồng trứng không ảnh hưởng tới quan hệ vợ chồng. (Ảnh: Internet)
Nếu thoải mái trong quan hệ vợ chồng mà khoảng một năm sau chưa có thai thì người vợ cần tới bệnh viện kiểm tra xem là vòi trứng bên còn lại thông hay tắc, buồng trứng có trứng rụng hàng tháng không.
Thực tế cũng cho biết, sau khi cắt giảm 2 buồng trứng cũng làm giảm đáng kể đối với ham muốn tình dục của nữ giới dù hormon testosteron mới là hormon duy trì ham muốn tình dục.
Bản chất, việc ham muốn tình dục ở nam hay nữ không chỉ được tiết ra từ buồng trứng mà còn từ tuyến thượng thận. Tuy nhiên, do sự thiếu hụt estrogen do buồng trứng đã bị cắt cũng làm khô, teo âm đạo và gây ra nhiều ảnh hưởng, những ảnh hưởng đáng kể đối với việc làm giảm ham muốn tình dục ở nữ giới.
Cắt bỏ buồng trứng nên bổ sung estrogen như thế nào?
Theo thông tin cho biết, sau khi cắt buồng trứng sẽ khiến phụ nữ bị suy giảm nội tiết tố nữ estrogen nghiêm trọng. Vì vậy, muốn bổ sung nội tiết tố nữ cần bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.
6. Hậu quả của việc cắt buồng trứng
Dù phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng được xem là phẫu thuật khá an toàn nhưng vẫn cần lưu ý tới một vài vấn đề nguy cơ như sau:
- Có thể bị chảy máu.
- Nhiễm trùng.
- Xuất hiện tổn thương ở các cơ quan xung quanh.
- Có thể bị vỡ u buồng trứng và kèm theo các nguy cơ phát tán các tế bào ung thư.
- Nguy hiểm nếu còn sót mô buồng trứng sau phẫu thuật và có thể gây nên một vài triệu chứng như bị đau vùng chậu ở phụ nữ tiền mãn kinh.
- Không có khả năng mang thai tự nhiên nếu cắt bỏ 2 buồng trứng.
- Mãn kinh sau khi cắt buồng trứng.
Nếu chưa mãn kinh trước khi phẫu thuật có thể sẽ đẩy nhanh quá trình đi vào mãn kinh và khiến nữ giới xuất hiện các biểu hiện như:
- Xuất hiện cơn bốc hỏa, bị khô rát vùng âm đạo và các dấu hiệu của mãn kinh.
- Phụ nữ có thể bị trầm cảm hoặc lo âu.
- Lafmt ăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
- Gây suy giảm trí nhớ.
- Làm giảm ham muốn tình dục.
- Có thể bị loãng xương.
Thực tế cho biết, việc cắt buồng trứng có thể đem lại nhiều lợi ích cho phụ nữ khi bị ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, cắt buồng trứng vẫn có những rủi ro nhất định.
Tình trạng thiếu estrogen nghiêm trọng của nữ giới không chỉ làm giảm ham muốn tình dục mà đồng thời còn làm tăng nguy cơ cao mắc các bệnh như bệnh tim mạch, loãng xương và mất trí nhớ.
Tiếp theo, phụ nữ cắt buồng trứng hoặc phụ nữ tiền mãn kinh sớm cũng có nguy cơ mất khả năng nhận thức hoặc mất trí nhớ cao gấp 2 lần, trong khi đó nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn gấp 7 lần và nguy cơ xuất hiện các cơn đau tim cao gấp 8 lần.
7. Một số câu hỏi liên quan khác khi cắt buồng trứng
Ngoài việc thắc mắc rằng cắt buồng trứng có kinh nguyệt không thì chị em còn có thể quan tâm tới một vài vấn đề khác như:
- Cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng?
Một vài vấn đề cần chuẩn bị sẽ được bác sĩ dặn trước khi thực hiện phẫu thuật như:
Không ăn bất cứ thứ gì trước phẫu thuật và hạn chế tối đa việc uống nước.
Ngưng các loại thuốc đang sử dụng.
Thực hiện một số xét nghiệm và các phương tiện hình ảnh siêu âm để hỗ trợ phẫu thuật.
Cần có kế hoạch rõ ràng về mang thai. Nếu vẫn có nguyện vọng sinh con, nên thảo luận với bác sĩ về nguyện vọng của mình nhằm thực hiện một vài biện pháp bảo tồn mô buồng trứng hoặc có thai tự nhiên nếu đủ điều kiện sức khỏe.
- Chi phí phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng là bao nhiêu?
Trước khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, bác sĩ cần chỉ định bệnh nhân thực hiện phẫu thuật phải chẩn đoán u nang, tiên lựng ung thư với một số biện pháp chẩn đoán như: siêu âm, chụp cộng hưởng từ MRI, xét nghiệm máu nhằm kiểm tra nồng độ hormone trong máu và định lượng nồng độ CA125 để tiên lượng ung thư buồng trứng.
Do đó, mọi chi phí phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng của từng người bệnh cũng khác nhau.
Như vậy là bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc cho chị em phụ nữ câu hỏi "Cắt buồng trứng có kinh nguyệt không?" và "Cắt buồng trứng có thể mang thai được không?". Mong rằng qua những chia sẻ của Suckhoehangngay.vn, chị em sẽ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khoẻ sinh sản cho mình. Chúc chị em luôn có một cuộc sống luôn hạnh phúc.
Khảo sát hàng tuần mới nhất của Kitco News về giá vàng cho thấy các chuyên gia trong ngành có quan điểm cân bằng giữa xu hướng tăng và giảm. Phần lớn người tham gia giữ thái độ trung lập, trong khi tâm lý lạc quan của các nhà giao dịch bán lẻ không thay đổi so với tuần trước.