Câu chuyện tăng/giảm của VN-Index trong dài hạn

Đầu tư và Tiếp thị
07:41 AM 05/05/2023

Sau đợt nghỉ lễ dài, ngày 4/5, thị trường chứng khoán trong nước giao dịch trở lại. Kết thúc phiên, Vn-Index giảm hơn 8 điểm.

Cụ thể, đóng cửa phiên giao dịch ngày 4/5, Vn-Index dừng ở mức 1040,61 điểm, giảm 8,51 điểm (0,81%). Tổng lượng giao dịch trên sàn Hose đạt gần 10,500 tỷ đồng. Khối ngoại mua gần 860 tỷ đồng nhưng bán hơn 1185 tỷ đồng. HNX lên mức 208,15 điểm; tăng 0,68 điểm (0,33%). Toàn sàn ghi nhận khối lượng giao dịch có gần 1300 tỷ đồng. Upcom giảm 0,5 điểm (0,64%) dừng ở mức 77,27.

photo-1683208394997

Các chỉ số hiện nay của TTCK

Hiện tại, chỉ số VN-Index đang giao dịch tại mức 0,7 lần P/E (Hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu) trung bình 5 năm và 0,7 lần P/B (Hệ số giá/giá trị sổ sách) trung bình 5 năm.

Tỷ suất thu nhập trên giá (E/P) của VN-Index trung bình trong tháng 3 ở khoảng 8,7% (chưa bao gồm tỷ suất cổ tức là 1,7%). Khoảng cách giữa E/P và lãi suất tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 12 tháng tiếp tục nới nhẹ trong tháng 4 khi lãi suất huy động duy trì đà giảm, trong khi E/P gần như đi ngang.

Mặc dù khoảng cách hiện tại giữa E/P và lãi suất huy động vẫn chưa thật sự hấp dẫn như giai đoạn tháng 10 -11 năm 2022 để nhà đầu tư có thể giải ngân quyết liệt vào kênh chứng khoán, nhưng với kỳ vọng lãi suất huy động có thể sẽ tiếp tục giảm trong những tháng tới thì khoảng cách có thể tiếp tục nới rộng thêm.

Động lực tăng điểm của thị trường

Các chuyên gia cho rằng bức tranh kết quả kinh doanh quý I/2023 kém tích cực đã được phản ánh hầu hết trong đợt điều chỉnh vừa qua. Công ty chứng khoán này kỳ vọng một loạt chính sách hỗ trợ được ban hành gần đây như Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 02/2023 và Thông tư 03/2023 (TT02-03/2023) về việc giãn/hoãn nợ và cho phép ngân hàng tiếp tục mua trái phiếu doanh nghiệp, hay Nghị định số 12/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2023 sẽ giúp cải thiện tâm lý của nhà đầu tư và dòng tiền trên thị trường chứng khoán.

Động lực tăng điểm được dự đoán đó là "chính sách tiền tệ" hấp dẫn hơn từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các chính sách hỗ trợ sớm được ban hành như Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều và ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10/11/2021 quy định về việc tổ chức tín dụng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (Thông tư 16 sửa đổi), hay Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng...

Theo chuyên gia, đầu tư công vẫn là câu chuyện tâm điểm xuyên suốt năm 2023. Trong quý I/2023, vốn nhà nước thực hiện đã tăng 18,1% so với cùng kỳ lên 91,5 nghìn tỷ đồng, cao hơn mức tăng trưởng 12,3% so với cùng kỳ của năm ngoái.

Hiện một số yếu tố hỗ trợ để đẩy nhanh hơn nữa các dự án đầu tư công trong năm nay, bao gồm: Chính phủ chỉ đạo ngành giao thông vận tải hoàn tất việc chuẩn bị để khởi công 3 tuyến đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Biên Hòa Vũng Tàu, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuật và 2 đường vành đai gồm vành đai 4 Hà Nội và vành đai 3 TP Hồ Chí Minh trước ngày 30/6/2023; nguồn vốn ngân sách cho các dự án đầu tư công được đảm bảo trong bối cảnh nợ công thấp và lãi suất trái phiếu Chính phủ giảm mạnh kể từ đầu năm 2023; lạm phát trong nước hạ nhiệt tạo điều kiện để đẩy mạnh thực thi chính sách tài khóa mở rộng.

Cùng đó, một loạt chính sách mới được triển khai giúp cải thiện triển vọng của ngân hàng. Cụ thể, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định 08/2023/NĐ-CP về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Nghị định mới đã sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều quy định về chào bán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ và sắp tới là Thông tư số 16 sửa đổi sẽ giải quyết "điểm nghẽn" của trái phiếu doanh nghiệp, giải tỏa nguy cơ gia tăng nợ xấu.

Thông tư 02/2023/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn vừa mới được Ngân hàng Nhà nước ban hành, giúp giảm áp lực trích lập dự phòng khi nợ tái cơ cấu được phân bổ trong năm 2023 và 2024.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã ban hành Thông tư số 03/2023/TT-NHNN quy định ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10/11/2021 quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp.

Thông tư này cho phép ngân hàng được mua lại ngay trái phiếu doanh nghiệp sẽ giúp cải thiện triển vọng tăng trưởng tín dụng trong năm 2023 khi đầu ra tín dụng đang gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, ngân hàng là một trong số ít ngành duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận dương trong quý I/2023 cũng như cả năm và định giá đang ở mức hấp dẫn so với lịch sử.

Ngành hàng không cũng sẽ ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận vượt trội nhờ tần suất bay quốc tế phục hồi gần như hoàn toàn. Vật liệu xây dựng sẽ có một năm khởi sắc hơn khi giá các nguyên vật liệu đầu vào (than cốc, quặng sắt) đảo chiều. Trái lại, tăng trưởng lợi nhuận 2023 ngành hóa chất và dầu khí sẽ giảm từ mức nền khá cao của năm 2022.

Về lĩnh vực M&A, Theo Colliers Việt Nam, phân khúc căn hộ trông có vẻ yên ắng ở bề nổi do giao dịch chững lại. Tuy nhiên, thực tế thị trường đang chuyển mình mạnh mẽ với các thương vụ M&A giá trị lớn, kỳ vọng hoàn tất trong thời gian tới. Điều này là kết quả sau thời gian các chủ đầu tư trong nước tái thẩm định nguồn lực và chiến lược phù hợp, dẫn đến tái cấu trúc danh mục dự án hướng đến tính khả thi và nhu cầu thực. Điểm rơi của các quá trình đàm phán này dự đoán sẽ từ quý III/2023 trở đi, tùy thuộc vào tính chất phức tạp của thương vụ.

Về diễn biến giao dịch, thực tế VN-Index đã có 1 tuần giao dịch khá sôi động với mức khớp lệnh trung bình của HOSE trên 480 triệu đơn vị/phiên cải thiện nhẹ so với mức 460 triệu đơn vị/phiên của tuần trước (24/4 - 28/4) cùng với mức tăng 6 điểm.

Các công ty chứng khoán cho rằng, diễn biến hồi phục đã giúp VN-Index thoát khỏi xu hướng giảm điểm trong ngắn hạn và tìm lại trạng thái cân bằng (đi ngang). Trong khi đó, trạng thái trung hạn vẫn đang tiệm cận ngưỡng kháng cự 1.054 điểm và hiện vẫn đang trong xu hướng giảm. Ngưỡng 1050 - 1054 điểm cũng là kháng cự quan trọng của VN-Index trong nhịp hồi phục này.

Chia sẻ thêm về góc nhìn dài hạn của TTCK đặc biệt là mã PGT, CEO PGT Holdings ông Kakazu Shogo bày tỏ:

"Yếu tố cơ bản của doanh nghiệp là sự minh bạch về thông tin tới công chúng. Thị trường chứng khoán là thị trường hết sức nhạy cảm, là thị trường của niềm tin. Do đó, tính minh bạch là điều cần đặc biệt chú trọng. Một thị trường chứng khoán phát triển tốt và bền vững cần dựa trên nhân tố cốt lõi là niềm tin của giới đầu tư và niềm tin này chỉ có thể có nếu thị trường thực sự công khai, minh bạch. Nếu doanh nghiệp không chú trọng những điều này, việc mất niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường sẽ là điều tất yếu.

Trong dài hạn, khi thị trường quay lại những mốc điểm lợi thế, dòng tiền quay lại với thị trường chứng khoán mạnh mẽ hơn, mã cổ phiếu PGT sẽ giúp các nhà đầu tư ăn nên làm ra. Vì thế, PGT là một gợi ý để các nhà tìm hiểu và lựa chọn góp vốn."

Khép lại phiên giao dịch ngày 4/5/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 2,900 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.