CCHC tạo thuận lợi để dịch chuyển sang phát triển Chính phủ số

Chính trị - xã hội
12:10 PM 19/03/2021

Một trong 6 nhiệm vụ của Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) Nhà nước giai đoạn 2011-2020 là hiện đại hóa hành chính, trong đó, trọng tâm là công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước để xây dựng Chính phủ điện tử, do đó Bộ TT&TT đã đặc biệt chú trọng xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử trong cải cách thủ tục hành chính.

CCHC tạo thuận lợi để dịch chuyển sang phát triển Chính phủ số - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn

Chia sẻ những kết quả đạt được từ việc thực hiện Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2011-2020, tại hội nghị trực tuyến tổng kết Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2011-2020 và xây dựng Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2021-2030, chiều ngày 18/3, ông Phạm Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ TT&TT cho biết, thực hiện Nghị quyết 30c/NQ-CP về Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2011-2020, trong những năm qua Bộ đã phối hợp các bộ, ngành, địa phương xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 2 chương trình quốc gia và 1 nghị quyết của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, xây dựng chính phủ điện tử, đó là Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2011-2015, giai đoạn 2016-2020, Nghị quyết về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025…

Cụ thể, tỉ lệ văn bản điện tử trao đổi giữa các cơ quan Nhà nước đạt 90,81% (mục tiêu Nghị quyết 30c là 90%); trên 55% dịch vụ công của các cơ quan Nhà nước được cung cấp trực tuyến mức 3, mức 4; dịch vụ công trực tuyến mức 4 trung bình toàn quốc đạt 30,86% (vượt mục tiêu đề ra là 30% năm 2020 theo Nghị quyết số 17/NQ-CP). Nhìn chung, kết quả phát triển Chính phủ điện tử đã đạt được những kết quả tích cực, tạo thuận lợi để dịch chuyển sang giai đoạn phát triển mới - phát triển Chính phủ số.

Nổi bật là việc phát triển hạ tầng truyền dẫn chung của quốc gia. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước đã kết nối đến 100% các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 93,4% quận, huyện, thị xã trở thành hạ tầng truyền dẫn căn bản để kết nối giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các cơ quan Nhà nước được thông suốt, an toàn, bảo mật.

Một số cơ sử dữ liệu cốt lõi của quốc gia đã được đẩy mạnh, quyết liệt triển khai như cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Đặc biệt, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sau nhiều năm triển khai, đến nay đã được khai trương và đang triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu cho các bộ, ngành, địa phương. Cơ sở dữ liệu này sẽ giúp giảm thiểu yêu cầu giấy tờ cá nhân khi thực hiện các dịch vụ công trực tuyến, tác động mạnh mẽ tới hoạt động cải cách quy trình, thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp. Ngoài ra, một số cơ sở dữ liệu nền tảng khác cũng được xây dựng, hoàn thiện như: Cơ sở dữ liệu về bảo hiểm, cơ sở dữ liệu về hộ tịch, cơ sở dữ liệu đăng ký doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu tài chính, cơ sở dữ liệu giáo dục,....

Ngoài các kết quả căn bản, công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong phát triển Chính phủ điện tử cũng được chú trọng triển khai. Các bộ, ngành, địa phương đã tích vực triển khai công tác bảo đảm an toàn thông tin theo hướng dẫn của Bộ TT&TT. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như một số nghị định quan trọng tạo hành lang pháp lý cho triển khai Chính phủ điện tử chưa được ban hành (nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, nghị định về định danh, xác thực điện tử ...). Các cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử triển khai chậm. Công tác an toàn, an ninh mạng nhiều nơi chưa được bảo đảm, nhiều rủi ro khi phát triển Chính phủ điện tử. Việc chia sẻ, mở dữ liệu của các cơ quan Nhà nước còn hạn chế, tỉ lệ hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng chưa cao…

Để đẩy nhanh ứng dụng công nghệ số nhằm hiện đại hóa hành chính, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ cho người dân, tối ưu hóa hoạt động của bộ máy cơ quan Nhà nước, đưa công nghệ số vào cuộc sống, giải quyết các bài toán có tác động tới đời sống người dân, phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia… trong thời gian tới, Bộ tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phát triển Chính phủ điện tử hướng tới đẩy mạnh phát triển, hoàn thành sớm các chỉ tiêu phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới hoàn thành Chính phủ số vào năm 2025.

Chính phủ số hoàn thành có các đặc trưng cơ bản: Có toàn bộ các hoạt động được thực hiện trên môi trường số; hoạt động, vận hành của chính phủ, các cơ quan Nhà nước dựa trên dữ liệu và công nghệ số để hỗ trợ ra quyết định chính xác, kịp thời; trước đây dựa trên báo cáo, số liệu giấy từ cấp dưới gửi lên thì nay dựa trên dữ liệu được thu thập, cập nhật theo thời gian thực.

Cung cấp dịch vụ công chất lượng cao cho người dân: Cơ quan Nhà nước cắt giảm, tái cấu trúc, đơn giản hóa, chuẩn hóa các thủ tục hành chính; cung cấp dịch vụ mới một cách chủ động, kịp thời đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Bên cạnh đó, huy động sự tham gia rộng rãi của người dân, doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể tham gia cung cấp dịch vụ công hoặc phát triển những dịch vụ mới, sáng tạo, giúp xã hội có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ công của cơ quan Nhà nước.

Hướng sự vận hành tối ưu hoạt động của cơ quan Nhà nước dựa trên dữ liệu và công nghệ số, tạo ra môi trường làm việc và công cụ làm việc để cán bộ, công chức, viên chức có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình, kết nối và hợp tác với nhau dễ dàng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn, sử dụng nguồn lực tối ưu hơn.

PV (theo Chinhphu.vn)
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.