CEO của Toshiba bán công ty để hãng trở nên "nổi tiếng hơn"

Quốc tế
11:36 AM 09/06/2022

Taro Shimada - CEO Toshiba khẳng định, ông thấy ổn khi được nhớ tới là vị lãnh đạo đã quyết định bán Toshiba, miễn là quyết định của ông giúp "công ty nổi tiếng hơn".

Tuyên bố gây tranh cãi này được ông Shimada trả lời phỏng vấn với tờ FT, sau 24 giờ họp căng thẳng tại tập đoàn Nhật Bản.

Shimada làm CEO công ty vào tháng 3 sau khi hàng loạt lãnh đạo cấp cao rời đi. Ông nắm vị trí dẫn dắt công ty gần 150 năm tuổi vào thời điểm Toshiba đang chìm trong bê bối kế toán đến khủng hoảng tài chính và cuộc chiến với các nhà đầu tư.

CEO của Toshiba bán công ty để hãng trở nên "nổi tiếng hơn" - Ảnh 1.

Taro Shimada - CEO Toshiba. Ảnh: Getty Image

Khi được hỏi "Ông muốn sau này được mọi người nhớ tới như thế nào?", ông Shimada trả lời ngắn gọn: "Là vị CEO đã tái sinh Toshiba". Ông nói thêm, không bận tâm khi sau này bị nhớ tới là một người đã bán Toshiba: "Theo quan điểm của tôi, tôi muốn đưa công ty trở nên nổi tiếng hơn bằng bất kỳ cách nào".

Đến hiện tại có khoảng 10 công ty, bao gồm các quỹ đầu tư, đã gửi các đề xuất chiến lược để mua lại biểu tượng của Nhật Bản này trong đó có cả quỹ tư nhân Mỹ Bain Capital, KKR và Blackstone. Công ty sẽ thu hẹp những đơn vị mua khả quan trong tháng này và chuyển sang lựa chọn vào cuối mùa hè.

Toshiba là một trong những công ty điện tử hàng đầu của Nhật Bản. Tuy vậy, hiện nay, do biến động của nền kinh tế toàn cầu, hãng đang phải vật lộn để tồn tại. Trong nhiều thập kỷ, Toshiba là một thương hiệu nổi tiếng về việc cung cấp các sản phẩm, thiết bị điện tử gia dụng và máy tính xách tay. Gần đây, công ty này đã bất ngờ quyết định rời khỏi thị trường máy tính xách tay và bán những cổ phần còn lại của mình cho hãng Sharp.

Công ty đã lâm vào tình trạng khó khăn trong một thời gian dài và dần dần lụi tàn trên thị trường. Cùng với đó, các công ty như Sony, Hitachi, Olympus và các công ty công nghệ Nhật Bản khác cũng đang rơi vào tình trạng này. Sự giúp đỡ từ chính phủ Nhật Bản hay những công ty đối tác trong ngành cũng không thể giúp họ cải thiện tình hình. Chỉ trong một thập kỷ, Toshiba từ vị trí là một nhà sản xuất công nghệ tiên tiến trở thành một công ty không tạo ra được thêm bất kỳ sản phẩm gì mới và hữu ích.

CEO của Toshiba bán công ty để hãng trở nên "nổi tiếng hơn" - Ảnh 2.

Biểu tượng gần 150 năm tuổi Toshiba của Nhật Bản. Ảnh: Japan Times

Hồi năm 2015, một bản báo cáo dài 334 trang đã được cung cấp sau khi hoàn thành cuộc điều tra trong vụ bê bối kế toán. Để xoa dịu các cổ đông, CEO Atsutoshi Nishida (người chế tạo ra T1100), đã làm giả sổ sách tài chính. Những mục tiêu phát triển mà Nishida đặt ra hết sức viển vông và không thể tưởng tượng được. Chính vì không thể đạt được con số mục tiêu của mình, Atsutoshi Nishida đã bắt đầu khai gian sổ sách và khuyến khích cấp dưới của mình làm điều tương tự.

Năm 2006, Toshiba đã mua lại Westinghouse, nhà máy điện hạt nhân có trụ sở tại Hoa Kỳ với giá 5,4 tỷ USD. Đây là một lĩnh vực mới mà Toshiba đầu tư. Quyết định này của Toshiba được đưa ra bởi năm 2005, nhiều quốc gia đã bắt đầu đầu tư và ký các cam kết về lĩnh vực điện hạt nhân. Mỹ đã đi đầu và công bố các khoản bảo lãnh cho vay, thuế sản xuất và các ưu đãi khác để thu hút các công ty liên kết.

Trận sóng thần năm 2011 đã gây ra sự cố thảm khốc cho nhà máy Fukushima Daiichi của Nhật Bản. Điều này đã khiến Nhật Bản ngừng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng hạt nhân và đóng cửa tất cả các lò phản ứng hạt nhân. Ngay sau đó các nước khác đã làm theo.

Công ty Chicago Bridge & Iron, một công ty đã ký hợp đồng với Westinghouse để xây dựng 4 trong số các lò phản ứng hạt nhân, đã sớm đóng cửa và được bán lại cho Westinghouse. Lý do là công ty này cần phải thoát khỏi các dự án lớn và cần hồi phục lại kinh doanh.

Westinghouse sau đó phát hiện ra rằng, các dự án này có giá trị lớn hơn rất nhiều so với những gì họ tưởng tượng. Điều này khiến họ nợ nần chồng chất và sau đó họ phải nộp đơn xin phá sản. Vào tháng 12 năm 2016, ban lãnh đạo của Toshiba cũng đã tham gia một cuộc họp báo khẩn cấp để báo cáo những tổn thất mới phát hiện của họ tại Westinghouse. Điều này cũng đưa Toshiba gần đến bờ vực phá sản.

Năm 2017, Toshiba đã nghĩ đến việc đổi mới bộ phận chip NAND thành một công ty riêng biệt để cứu mình khỏi nguy cơ phá sản. Tháng 2 năm đó, họ báo cáo khoản lỗ 3,4 tỷ USD. Chủ yếu phát sinh từ một công ty con của họ, hiện liên kết với việc xây dựng các công trình hạt nhân với Westinghouse. Do đó, công ty đã trì hoãn báo cáo tài chính và Chủ tịch của công ty, Shigenori Shiga (vốn là cựu Chủ tịch của Westinghouse) đã từ chức.

Đến năm 2018, Sharp đã mua lại 80% cổ phần của công ty Toshiba trong mảng Giải pháp Khách hàng (PC) với giá 36 triệu USD. Cuối năm 2019, nó được đặt tên là Dynabook, với mong muốn kết hợp công nghệ của Sharp với chuyên môn của Toshiba.

Vào năm 2019, Toshiba thông báo, lần đầu tiên sau 80 năm, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được đưa vào hội đồng quản trị công ty.

An Mai (Theo Finacial Times/Itzone)
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Cập nhật ảnh hưởng ban đầu của bão số 3 Hà Nội: Cập nhật ảnh hưởng ban đầu của bão số 3

Ngày 7/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã có báo cáo nhanh về công tác triển khai ứng phó với bão số 3 (bão Yagi) trên địa bàn thành phố Hà Nội.