Chân dung AstraZeneca: 'Niềm tự hào của nước Anh', hãng dược sẽ cung ứng 30 triệu liều vaccine Covid-19 cho Việt Nam

Doanh nghiệp - Doanh nhân
10:39 AM 03/02/2021

Hãng dược là "niềm tự hào của nước Anh" sẽ cung ứng 30 triệu liều vaccine Covid-19 cho Việt Nam.

Mới đây, thông tin Việt Nam sẽ nhận 30 triệu liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca kết hợp cùng Đại học Oxford (Vương quốc Anh) nghiên cứu và sản xuất đã thu hút sự chú ý của người dân trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp. Vậy Astra Zeneca là tập đoàn như thế nào và vaccine của họ liệu có hiệu quả?

Vaccine dùng công nghệ mới

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành, Astra Zeneca đã kết hợp với Đại học Oxford để phát triển dòng vaccine mới từ tháng 4/2020. Theo tờ New York Times, các phòng nghiên cứu của trường đại học Oxford đã tiến hành công nghệ vaccine mới có khả năng chống được những đại dịch như Covid-19 hàng năm nay.

Chân dung AstraZeneca: Niềm tự hào của nước Anh, hãng dược sẽ cung ứng 30 triệu liều vaccine Covid-19 cho Việt Nam - Ảnh 1.

Nhờ công nghệ mới này mà thời gian sản xuất của vaccine được rút ngắn nhưng vẫn cho hiệu quả không hề kém các sản phẩm truyền thống, qua đó gấp rút hỗ trợ quá trình chống dịch đang vô cùng căng thẳng.

Vaccine của Astra sử dụng vector virus mất khả năng sao chép được tạo ra từ chủng virus gây cúm thông thường ở tinh tinh đã được làm suy yếu (adenovirus), chứa vật chất di truyền của protein gai trên bề mặt virus SARS-CoV-2. Sau khi tiêm vaccine, protein gai bề mặt được sản xuất, kích hoạt hệ thống miễn dịch tấn công virus SARS-CoV-2 nếu cơ thể bị nhiễm.

Các kết quả thử nghiệm cho thấy vaccine này cho khả năng đáp ứng miễn dịch cao từ 62% đến 90% ở các liều dùng khác nhau, vượt mức kỳ vọng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho các loại vaccine phòng COVID-19 chỉ là trên 50%.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy 100% người được tiêm vaccine đều có đáp ứng miễn dịch với COVID-19 mà không ghi nhận bất cứ vấn đề nào về độ an toàn ở cả hai chế độ liều dùng.

Trước tốc độ nghiên cứu nhanh chóng và hiệu của của Astra, chính phủ Mỹ đã đặt mua 300 triệu liều với tổng giá trị 1,2 tỷ USD. Thậm chí mới đây Châu Âu và Mỹ đã có sự tranh cãi trong việc phân phối sản phẩm vaccine này khi nhu cầu sử dụng tăng cao chóng mặt đi cùng sự lây lan của dịch bệnh.

Theo một số chuyên gia, vaccine của Astra dễ sử dụng hơn sản phẩm của Pfizer và Moderna, vốn cũng đang sản xuất vaccine chống dịch Covid-19. Nguyên nhân chính là vaccine của Astra có thể bảo quản, vận chuyển và xử lý ở điều kiện lưu trữ lạnh thông thường (2-8°C) trong ít nhất sáu tháng cũng như sử dụng dễ dàng trong điều kiện của các cơ sở y tế hiện nay.

Đây là một lợi thế quan trọng so với việc phải trữ lạnh dưới điểm đóng băng của vaccine từ 2 công ty lớn đối thủ trên.

Chân dung AstraZeneca: Niềm tự hào của nước Anh, hãng dược sẽ cung ứng 30 triệu liều vaccine Covid-19 cho Việt Nam - Ảnh 2.

Tập đoàn hàng đầu quốc tế

AstraZeneca là tập đoàn toàn cầu về dược phẩm sinh học phát minh trong điều trị ung thư, tim mạch, thận, chuyển hóa và hô hấp. Tập đoàn hiện đang hoạt động trên 100 quốc gia với Trụ sở chính tại Anh và Thụy Điển và đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam từ năm 1994.

Với doanh thu khoảng 24 tỷ USD năm 2019 và 70.600 nhân viên trên toàn cầu, sản phẩm của Astra Zeneca đang được hàng triệu người tiêu dùng sử dụng và hãng là một trong những công ty dược lớn nhất thế giới.

Tiền thân của Astra Zeneca là Astra AB được sáng lập vào năm 1913 tại Thụy Điển nhằm giúp quốc gia này cạnh tranh với Đức, Thụy Sĩ trong mảng dược phẩm. Thế nhưng hãng vẫn không đạt được mục tiêu cho đến tận Thế chiến I diễn ra.

Sau chiến tranh, công ty ASF mua lại Astra vào năm 1918 để hoạt động trong mảng hóa chất nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn trong 10 năm tiếp theo.

Phải đến năm 1929, công ty mới bắt đầu có lãi và doanh số tăng gấp 10 lần tính đến năm 1957. Nhờ lợi nhuận từ mảng hóa chất mà Astra quay lại phát triển dược phẩm trong thập niên 1930. Sau hàng loạt phát minh ngành dược, Astra bắt đầu bành trướng nhờ khối lợi nhuận khổng lồ trong mảng bán thuốc, tuy nhiên công ty vẫn chủ yếu chỉ hoạt động ở Mỹ.

Đến thập niên 1970, Astra bành trướng ra Châu Âu, Nam Phi và Australia và đến thập niên 1980, hãng chỉ còn tập trung vào kinh doanh dược phẩm do lợi nhuận cực lớn từ mảng này.

Thập niên 1990, Astra tăng gấp đôi số nhân viên của mình và trở thành một trong những công ty tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Rất rõ ràng, mặt hàng dược phẩm là thứ thiết yếu mà người tiêu dùng không thể từ chối cũng như khó mặc cả, qua đó tạo nên nguồn lợi nhuận khổng lồ cho công ty.

Chân dung AstraZeneca: Niềm tự hào của nước Anh, hãng dược sẽ cung ứng 30 triệu liều vaccine Covid-19 cho Việt Nam - Ảnh 3.

Vào năm 1998, hãng Zeneca mua lại Astra với giá 35 tỷ USD để trở thành tập đoàn lớn thứ 4 trên thế giới với tổng giá trị lên tới 67 tỷ USD vào năm 1999.

Nói đến Zeneca, công ty này trên thực tế không đạt được nhiều thành công trong mảng dược như Astra. Tiền thân của Zeneca là ICI, tập đoàn hóa chất hùng mạnh của Anh được thành lập vào năm 1926. Thế nhưng phải mãi đến năm 1993 ICI mới tham chiến mảng dược phẩm với hãng con Zeneca Group PLC.

Tuy nhiên khi các bằng sáng chế sắp hết hạn và không có dự án phát triển thuốc mới, ICI quyết định sáp nhập Zeneca với Astra để tạo nên ông lớn mới trong ngành dược.

Hiện nay, Astra Zeneca đang là tâm điểm tại Châu Âu cũng như thế giới khi là một trong những hãng dược tiên phong phát triển vaccine hiệu quả chống dịch Covid-19. Khả năng cung ứng có hạn của hãng thậm chí đã gây tranh cãi giữa các nước Châu Âu và Mỹ.

Vào tuần trước, Liên minh Châu Âu (EU) đã nhanh chóng thông qua quyết định cấp phép sử dụng vaccine của Astra trên toàn khu vực bất chấp những lo lắng về việc chưa thu thập đủ số liệu thí nghiệm kiểm định. Một số chuyên gia khuyến nghị chỉ nên tiêm cho người trưởng thành trên 18 tuổi trong khi vài nước thành viên EU cho biết sẽ không sử dụng vaccine này cho người già.

Băng Tâm
Ý kiến của bạn
Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.