Chân dung đại gia đứng sau đề xuất dự án điện gió 3 tỷ USD ở Quảng Trị
Ông Nguyễn Thanh Việt, hiện đang là Chủ tịch HĐQT Intracom. Ông còn được biết đến với tên gọi quen thuộc là "shark Việt" khi tham gia vào chương trình truyền hình Thương vụ bạc tỷ (Shark Tank).
Mới đây, tỉnh Quảng Trị vừa có buổi làm việc với các ngành chức năng và Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Hạ tầng và Giao thông về thống nhất địa điểm tổ chức khảo sát, lập hồ sơ xin bổ sung quy hoạch Dự án Nhà máy điện gió ngoài khơi Intracom - Quảng Trị.
Theo đề xuất, dự án điện gió ngoài khơi Intracom – Quảng Trị có quy mô công suất 1.000 MW, diện tích nghiên cứu 22.000 ha, diện tích chiếm mặt biển có thời hạn (bố trí trụ tua bin) 350 ha, diện tích chiếm đất tạm thời 5 ha. Công suất tua bin 6,25 MW. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 72.000 tỷ VND (tương đương hơn 3,1 tỷ USD), nguồn vốn chủ sở hữu là khoảng 22.000 tỷ VND.
Được biết, Chủ tịch HĐQT Intracom hiện nay là ông Nguyễn Thanh Việt. Ông Việt còn được biết đến với tên gọi quen thuộc là "shark Việt" khi tham gia vào chương trình truyền hình Thương vụ bạc tỷ (Shark Tank).
Về con đường sự nghiệp của shark Việt, năm 1985, sau khi tốt nghiệp trường Đại học thủy lợi, ông về công tác tại công ty Sông Đà. Sau 16 năm làm việc, ông nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong công ty như giám đốc xí nghiệp, phó giám đốc, giám đốc công ty…
Shark Việt trong chương trình truyền hình Thương vụ bạc tỷ (Shark Tank)
Năm 2001, ông Việt hợp tác với một người bạn thành lập Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội (Handico). Một năm sau đó, shark Việt tách ra để thành lập công ty riêng – công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông (Intracom) hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, thủy điện, bất động sản, y tế.
Năm 2006, công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp từ 100% vốn nhà nước sang hình thức cổ đông sở hữu. Đây là bước ngoặt lớn trên con đường phát triển sự nghiệp của ông cũng như Intracom.
Thương hiệu Intracom của Shark Việt gắn liền với các công trình lớn của đất nước như: Dự án thủy điện Nậm Pung, DA thủy điện Tà Lơi 2 và 3, DA thủy điện Cẩm Thủy 1. Dự án BĐS căn hộ chung cư và bệnh viện Phương Đông. Tính đến nay, Intracom đã có hơn chục nghìn công trình lớn nhỏ.
Một số dự án năng lượng tiêu biểu của Intracom
Từ năm 2007 – 2012, Intracom lần lượt đầu tư 4 nhà máy thủy điện tại Lào Cai với tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng gồm: Nhà máy thủy điện Tà Lơi 1, Tà Lơi 2, Tà Lơi 3, Nậm Pung.
Dự án Thủy điện Nậm Pung nằm trên diện tích 160ha tại xã Nậm Pung và xã Mường Hum, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Công trình khởi công năm 2007, hòa lưới điện quốc gia năm 2014, do Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng và Giao thông Intracom làm chủ đầu tư, với tổng số vốn 134,501 tỷ đồng. Đây là nhà máy thủy điện kiểu hở có công suất 9,3 MW với 3 tổ máy, điện lượng trung bình hơn 30 triệu kwh/năm.
Dự án Thủy điện Tà Lơi 1 được xây dựng tại xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Công trình có 2 tổ máy, công suất 15 MW, điện lượng trung bình hơn 58 triệu kwh/năm. Đây là 1 trong 8 thủy điện bậc thang nằm trong cụm Thủy điện lên Ngòi Phát, góp phần ổn định điện năng cho vùng Tây Bắc.
Tháng 6/2016, Thủy điện Tà Lơi 2 hoàn công, chính thức đưa vào sử dụng. Mỗi năm công trình cung cấp hơn 48 triệu KWh vào lưới điện quốc gia, cung cấp điện năng cho huyện Bát Xát và tỉnh Lào Cai.
Nhà máy Thủy điện Tà Lơi 3 được xây dựng tại xã Mường Hum và xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, có công suất 7,5MW, vốn đầu tư 176 tỷ đồng.
Công trình khởi công xây dựng tháng 3/2010, hoàn thành tháng 11/2012. Các hạng mục chính của công trình gồm: kênh mương dẫn nước, hồ điều hòa, đập dâng, cầu, cống…
Anh TuấnThông tin tại hội nghị 21 Ban chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội ngày 21/1, Giám đốc Sở Tài chính cho biết, tổng thu ngân sách của Hà Nội năm 2024 đạt mức 511.928 tỷ đồng, trở thành địa phương có số thu ngân sách cao nhất cả nước.