Chặn hơn 52.000 cuộc gọi rác trong 3 tháng

Công nghệ
02:05 PM 01/12/2020

Theo Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), từ tháng 7 đến tháng 10/2020, các doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam đã ngăn chặn 52.124 cuộc gọi rác quấy rối người tiêu dùng.

Chặn hơn 52.000 cuộc gọi rác trong 3 tháng - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp viễn thông ngăn chặn hơn 52.000 cuộc gọi rác.

Tính riêng trong tháng 10/2020, tổng số thuê bao phát tán cuộc gọi rác đã bị ngăn chặn lên tới 17.507.

Viettel là doanh nghiệp viễn thông thực hiện ngăn nhiều cuộc gọi rác nhất tới 9.810 thuê bao.

Tiếp theo đến VNPT đã ngăn chặn với 6.197 thuê bao, MobiFone là 833 thuê bao và I Telecom là 667 thuê bao.

Đây là những con số được đánh giá khá tích cực hiện thực hoá sự quyết tâm của các doanh nghiệp viễn thông cũng như Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc ngăn chặn các loại "rác viễn thông" như cuộc gọi rác, tin nhắn rác trong tương lai.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm từng cho biết vấn đề SIM rác cũng như những loại rác viễn thông phát sinh như tin nhắn rác, cuộc gọi rác sẽ được cơ quan chức năng xử lý căn bản vào cuối năm 2020.

Trước đó từ 1/7/2020, Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp cùng các nhà mạng Viettel, VNPT và MobiFone triển khai giải pháp công nghệ để lọc và cắt liên lạc các thuê bao phát tán cuộc gọi “rác”

Các doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam cũng đã đưa ra lộ trình thực hiện các biện pháp để xử lý "rác viễn thông".

Theo đó, Viettel đã triển khai chính thức từ ngày 1/7/2020; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng công ty Viễn thông MobiFone đã triển khai chính thức trước ngày 1/8/2020; các doanh nghiệp viễn thông còn lại sẽ triển khai từ ngày 1/10/2020./.

Xuân Bách
Ý kiến của bạn
IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024 IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024

Năm 2024, Việt Nam được IMF dự báo quy mô GDP theo sức mua tương đương - GDP (PPP) đạt khoảng 1.559 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Indonesia vẫn được dự báo xếp thứ nhất với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 4.720 tỷ USD.